Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu của nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang" là đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên. | TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên tỉnh Kiên Giang Ngô Thanh Toàn1 Lâm Tấn Phát1 Nguyễn Thái An2 Huỳnh Vương Thu Minh3 Trần Văn Tỷ2 1 Học viên cao học Trường Bách khoa Trường Đại học Cần Thơ toanm4221036@gstudent.ctu.edu.vn phatm4220016@gstudent.ctu.edu.vn 2 Trường Bách khoa Trường Đại học Cần Thơ siahtna3106@gmail.com tvty@ctu.edu.vn 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Trường Đại học Cần Thơ hvtminh@ctu.edu.vn Tác giả liên hệ tvty@ctu.edu.vn Tel. 84 939501909 Ban Biên tập nhận bài 15 5 2023 Ngày phản biện xong 24 6 2023 Ngày đăng bài 25 6 2023 Tóm tắt Những thách thức về biến động nguồn nước thượng nguồn và biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa đến sản xuất nông nghiệp cũng như vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi và do đó việc nghiên cứu chuyển đổi mô hình vận hành là vấn đề cấp thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên. Trước tiên hiện trạng vận hành các cống được đánh giá qua các tài liệu thu thập và khảo sát thực tế. Tiếp đến các bên liên quan được phỏng vấn và kết hợp phân tích SWOT. Chỉ số chất lượng nước WQI được tính toán và chiều dày lớp bùn dưới đáy cống được đo đạc nhằm đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi về kinh tế - kỹ thuật và môi trường - xã hội. Kết quả cho thấy hiện trạng vận hành các cống dưới đê biển Tây đã xảy ra một số trường hợp ngập úng cục bộ trên các khu vực có địa hình thấp chưa có hệ thống đê bao khép kín và các cống vận hành tự động nên không chủ động mở thoát nước kịp thời. Kết quả đánh giá hiệu quả cho thấy tuy chi phí đầu tư cải tạo ban đầu tương đối cao từ 5 4-6 6 tỷ cửa van nhưng sản lượng và năng suất lúa có xu hướng tăng tiết kiệm chi phí nạo vét từ 5-8 triệu cửa năm chất lượng nước mặt trong vùng được cải thiện đáng kể theo WQI. Kết quả phân tích SWOT cho thấy mô hình vận hành mới .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN