Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguyễn Văn Thới và tác phẩm “Kim Cổ Kỳ Quan”

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong kho tàng văn học dân gian ở Nam Bộ, có một bộ tác phẩm thơ chữ Nôm với dung lượng đồ sộ mà đến nay vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến. Đó là Kim Cổ Kỳ Quan - tác phẩm vô cùng giá trị trong lòng tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Bài viết Nguyễn Văn Thới và tác phẩm “Kim Cổ Kỳ Quan” trình bày đôi nét về tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan cũng như đôi lời giới thiệu về nhà văn Nguyễn Văn Thới. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 2019 125 THƯỜNG THỨC TÔN GIÁO NGUYỄN VĂN THỚI VÀ TÁC PHẨM KIM CỔ KỲ QUAN VĨNH THÔNG Vài nét về tác giả Trong kho tàng văn học dân gian ở Nam Bộ có một bộ tác phẩm thơ chữ Nôm với dung lượng đồ sộ mà đến nay vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến. Đó là Kim Cổ Kỳ Quan - tác phẩm vô cùng giá trị trong lòng tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Nguyễn Văn Thới - tác giả của nó cũng là một ông đạo nổi tiếng của tôn giáo nội sinh này. Nguyễn Văn Thới 1866-1926 được dân gian gọi là ông Ba Thới quê ở làng Mỹ Trà tổng Phong Thạnh quận Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc nay thuộc thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp . Năm 1906 ông tìm đến vùng Láng Linh nay thuộc huyện Châu Phú tỉnh An Giang quy y với ông Hai Nhu theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Bửu Sơn Kỳ Hương là tôn giáo nội sinh đầu tiên ở Nam Bộ do Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên 1807-1856 lập năm 1849. Sau đó đại đệ tử của Phật Thầy là Chánh Quản cơ Trần Văn Thành tiếp tục truyền bá mối đạo đồng thời cũng là thủ lĩnh nghĩa quân Gia Nghị trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp 1867-1873 . Ông Hai Nhu tức Trần Văn Nhu 1847-1914 là con trưởng của Quản cơ Trần Văn Thành. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp ông vân du đây đó tiếp tục nối chí cha vừa truyền đạo vừa chiêu mộ hiền tài. Sau khi quy y ông Ba Thới đưa cả gia đình đến sống ở Láng Linh vào năm 1907. Từ đó đến năm 1910 ông Ba Thới sáng tác ba tác phẩm Vân Tiên Thiện từ Cổ vãng kim lai Nguyễn Văn Hầu amp Dật Sĩ 1955 . Đầu năm 1913 ông Hai Nhu tập trung tín đồ về Bửu Hương Tự ở Láng Linh làm lễ tưởng niệm ngày nghĩa binh Gia Nghị bị đàn áp thực dân Pháp hay tin đã kéo vào vây bắt nhiều tín đồ. Ông Ba Thới may mắn thoát thân nhưng phẫn uất vì thời thế nên ba ngày sau ông trở về nhà tự tử. Gia đình phát hiện kịp nên đã đưa ông vào nhà thương Châu Đốc điều trị. Dân gian kể lại tại đây ông đã cự tuyệt không dùng bất cứ món gì của người Pháp song sau khi về nhà điều trị thuốc Nam vết thương của ông dần thuyên giảm. 126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2019 Năm 1914 gia đình .