tailieunhanh - Khủng hoảng của thời hiện đại - vấn đề về con người và của con người
Bài viết đặt vấn đề về khủng hoảng của thời hiện đại - vấn đề về con người và của con người, càng ngày chúng ta càng nhận thấy rõ hơn rằng, thế kỷ XXI là cái mốc quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Nằm trong kỷ nguyên giao thoa giữa hiện đại và truyền thống thì đã đến lúc cần phải ý thức đầy đủ sự lệ thuộc của mình vào khả năng duy trì tính ổn định của sinh quyển và tổ chức cuộc sống theo nguyên tắc đồng tiến hóa (coevolution) như là nội dung cơ bản của thời đại này. Và, vị trí con người trong xã hội ấy sẽ phải nổi lên hàng đầu. | Khủng hoảng của thời . . . Nghiên cứu - trao đổi KHỦNG HOẢNG CỦA THỜI HIỆN ĐẠI VẤN ĐỀ VỀ CON NGƯỜI VÀ CỦA CON NGƯỜI Nguyễn Thanh(*) TÓM TẮT Càng ngày chúng ta càng nhận thấy rõ hơn rằng, thế kỷ XXI là cái mốc quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Cái mốc này đánh dấu thời đại con người chinh phục tự nhiên đã chấm dứt. Nền văn minh do con người tạo dựng nên và những khả năng tác động của nó đến sinh quyển lớn tới mức đe dọa môi sinh của Homo Sapiens và bản thân sự tồn tại của loài người như một trong các hệ thống của sinh quyển. Thực chất của vấn đề là ở chỗ, quan hệ qua lại giữa con người và tự nhiên không thể được tổ chức như trước kia, dựa trên cơ sở sử dụng vô hạn tài nguyên thiên nhiên và thường xuyên làm phương hại nó; loài người đang đứng trước sự khủng hoảng của thời hiện đại. Đã đến lúc cần phải ý thức đầy đủ sự lệ thuộc của mình vào khả năng duy trì tính ổn định của sinh quyển và tổ chức cuộc sống theo nguyên tắc đồng tiến hóa (coevolution) như là nội dung cơ bản của thời đại này. Và, vị trí con người trong xã hội ấy sẽ phải nổi lên hàng đầu. 1. Nội dung Có thể nói, cơ hội khắc phục khủng hoảng toàn cầu của loài người, trước hết, phụ thuộc không hẳn vào khả năng tổ chức - công nghệ của nền văn minh nhân loại, mà chủ yếu là vào diện mạo tinh thần, đạo đức của bản thân con người. Và, dường như mọi cái đều phụ thuộc vào trình độ phát triển đạo đức của con người - trình độ mà con người ý thức được thực chất của mệnh lệnh sinh thái đó với tư cách một thành tố của hệ thống đạo đức chung - “mệnh lệnh tuyệt đối”, như đã từng nói. Nếu lĩnh vực đạo đức trước kia chỉ bao quát những quan hệ ở bên trong hệ thống “xã hội loài người”, thì hiện nay, nó đã được mở rộng ra cả những quan hệ “xã hội loài người - tự nhiên”. Lời răn “Không được sát sinh” là có lý trong những quan hệ ấy, bởi những quan hệ này, khi bối cảnh hình thành bất lợi, có thể dẫn đến sự tự huỷ diệt của loài người trên trái Đất theo đúng nghĩa của từ này. Điều nói trên đã trở thành tâm .
đang nạp các trang xem trước