Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của học sinh ở phần Địa lí tự nhiên lớp 10" nhằm tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 10 phù hợp, hiệu quả. Phát huy tốt hơn năng lực học tập Địa lí của học sinh, tạo hứng thú học tập đối với phần địa lí tự nhiên lớp 10. | SỞ GIÁO DỤC amp ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 Người thực hiện PHẠM THỊ QUYÊN Tổ SỬ - ĐỊA Điện thoại 0971.161.833 NĂM HỌC 2021 2022 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cùng với việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thì đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trở thành nhu cầu tất yếu đối với tất cả các môn các khối của bậc học phổ thông. Chỉ khi giáo viên vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh một cách phù hợp vào thực tiễn giảng dạy mới thật sự đem lại hiệu quả giáo dục. Bởi lẽ mục tiêu của giáo dục hiện nay đặc biệt là trong chương trình GDPT năm 2018 thì giáo viên không chỉ cung cấp tri thức mà còn phát triển cho học sinh những năng lực chung năng lực đặc thù của môn học và qua đó hình thành cho học sinh những phẩm chất cơ bản cần có. Những năm gần đây nhằm tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 ngành giáo dục đã và đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Giáo viên cũng đang từng bước thay đổi phương pháp thích ứng với sự thay đổi của chương trình. Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT những năm qua tôi nhận thấy môn Địa lí là môn học có phạm vi kiến thức rộng có những lĩnh vực thuộc kiến thức xã hội nhưng cũng có những lĩnh vực thuộc kiến thức tự nhiên nội dung kiến thức khá khô khan nên học sinh thường ít hứng thú học bộ môn này. Hơn nữa tại đơn vị trường tôi đang công tác - trường THPT Thanh Chương 1- là trường số một của huyện chất lượng dạy và học của trường luôn cao hơn các trường khác trong huyện. Học sinh ở đây thường có thế mạnh bên các môn tự nhiên còn môn Địa lí thì tâm lí học sinh thường xem là môn phụ học không nhằm mục đích thi đại học nếu có thì cũng chỉ lấy kết quả để công nhận tốt nghiệp nên học sinh ở đây thường ít chú ý và không thích học môn này.