Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này phân tích các tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho ngành Tài chính, Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung để có thể hội nhập và chủ động ứng phó thành công với những xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. | TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM Đặng Nguyễn Minh Thƣ Mai Thị Thanh Thúy Phạm Thị Hiền Phạm Hoài Trinh Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Tại Việt Nam Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đang nỗ lực nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm phát huy các tác động tích cực tận dụng thời cơ đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phát triển kinh tế. Bài viết này phân tích các tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực tài chính ngân hàng từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho ngành Tài chính Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung để có thể hội nhập và chủ động ứng phó thành công với những xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ khóa Cách mạng công nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam. 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xuất phát từ khái niệm Industrie 4.0 trong một báo cáo năm 2013 của chính phủ Đức được đăng tải trên Gartner. Cách mạng công nghiệp 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp - Kinh doanh cả về chức năng và quy trình bên trong. Theo Klaus Schwab người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển trên nền tảng cuộc cách mạng lần ba kết hợp các yếu tố công nghệ lại với nhau làm mờ ranh giới giữa vật lý kỹ thuật số và sinh học. Vũ Đình nh 2018 Cách mạng công nghiệp 4.0 về bản chất là xu hướng hiện đại trong tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản .