tailieunhanh - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó tới hoạt động thông tin - thư viện
Bài viết giới thiệu lược sử các cuộc cách mạng công nghiệp, trình bày về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó tới hoạt động thông tin - thư viện, thể hiện qua những thay đổi trong phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ thư viện, không gian và trang thiết bị thư viện, đội ngũ cán bộ thư viện, và nhu cầu sử dụng dịch vụ thư viện của người dùng tin. | CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN Nguyễn Thị Minh Trung Nguyễn Lê Phương Hoài Tóm tắt: Bài viết giới thiệu lược sử các cuộc cách mạng công nghiệp, trình bày về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó tới hoạt động thông tin - thư viện, thể hiện qua những thay đổi trong phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ thư viện, không gian và trang thiết bị thư viện, đội ngũ cán bộ thư viện, và nhu cầu sử dụng dịch vụ thư viện của người dùng tin. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ . Lược sử về các cuộc cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng là thuật ngữ được dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để. Kể từ khi các công nghệ mới và phương pháp nhận thức thế giới mới tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội, lịch sử thế giới ghi nhận các cuộc cách mạng công nghiệp: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Năm 1775, phát minh ra động cơ hơi nước của James Watt được công bố, đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19. Cuộc cách mạng sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng làm thay thế hệ thống kỹ thuật mang tính nông nghiệp chủ yếu dựa vào gỗ, sử dụng sức lao động bằng hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, từ khoảng năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra, sử dụng năng lượng điện để tạo nền sản xuất quy mô lớn. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp .
đang nạp các trang xem trước