Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một vài khía cạnh trong diễn trình của Phật giáo trên đất Việt trước thế kỷ XX

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết bàn về một vài khía cạnh trong diễn trình của Phật giáo trên đất Việt trước thế kỷ XX có liên quan đến những vấn đề then chốt của tư tưởng xã hội qua từng thời kỳ lịch sử, từ đó góp phần làm sáng rõ hơn một số nội dung thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc Việt. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI MỘT VÀI KHÍA CẠNH TRONG DIỄN TRÌNH CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐẤT VIỆT TRƯỚC THẾ KỶ XX Trần Lâm Biền1 Tóm tắt Phật giáo ra đời từ thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ và là một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Người Việt từ đầu Công nguyên đã được tiếp xúc với Phật giáo. Từ đó đến nay dù lúc thăng lúc trầm Phật giáo đã tác động khá rõ nét tới tư tưởng tâm hồn của các tầng lớp xã hội Việt và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Bài viết bàn về một vài khía cạnh trong diễn trình của Phật giáo trên đất Việt trước thế kỷ XX có liên quan đến những vấn đề then chốt của tư tưởng xã hội qua từng thời kỳ lịch sử từ đó góp phần làm sáng rõ hơn một số nội dung thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Từ khóa Phật giáo diễn trình phát triển Việt Nam. Phật giáo đã hình thành từ khoảng 600 năm trước Công nguyên trên tiểu lục địa Ấn Độ của một cộng đồng cư dân có nhiều nhà tư tưởng lớn quot chìm quot trong môi trường tâm linh siêu việt. Phật giáo ra đời là một sự kiện lịch sử tất yếu của nhân loại nhằm dung hòa những nỗi bất công của con người trong một xã hội đã phân hóa làm nhiều đẳng cấp. Với Phật giáo mọi thành phần tầng lớp trong bất kể xã hội nào cũng đều tìm được quot chỗ đứng quot cho mình vì trước hết đó là một hệ triết học mở không cực đoan áp đặt không đấu tranh để giành lấy một cương vị nào trong thế giới nhân sinh. Phật giáo đã đi sâu vào nhiều mặt của thế giới quan và nhân sinh quan để làm cứu cánh giải thoát đặc biệt là ở mặt tư tưởng hướng tới cái tâm như như tự tại Tâm cái cốt lõi cái thần thức ẩn tàng trong mỗi chúng sinh như như là lý thể và pháp tính đều như nhau không sai không khác là trung đạo là tướng của Niết Bàn tự tại rời khỏi sự trói buộc của phiền não . Trong ứng xử với cuộc đời thế tục tín đồ Phật giáo nương theo lời dạy của đấng Như Lai mà gắng thực hiện tứ đại vô lượng tâm đại từ đại bi đại hỉ đại xả coi mọi trở ngại trên cõi đời suy cho cùng chỉ do cái nghiệp mà ra. Trên thực tế chưa có một hệ triết học hoặc tôn giáo nào có thể