Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài thơ Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác từ góc nhìn kí hiệu học cấu trúc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết phân tích bài thơ Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác bằng phương pháp nghiên cứu của kí hiệu học cấu trúc; phân tích và chỉ ra nguyên tắc cấu trúc bề sâu của bài thơ Cáo tật thị chúng là sự chuyển dịch từ tính chất “động” sang “tĩnh” của thế giới nghệ thuật. Chính cơ chế này của bài thơ đã phiên dịch và mã hóa những “thiền ý” trở thành ngôn ngữ thi ca. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 10 2020 1766-1777 Vol. 17 No. 10 2020 1766-1777 ISSN 1859-3100 Website http journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu BÀI THƠ CÁO TẬT THỊ CHÚNG CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC CẤU TRÚC Nguyễn Minh Nhật Nam Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Minh Nhật Nam Email 4401601023@student.hcmue.edu.vn Ngày nhận bài 16-6-2020 ngày nhận bài sửa 06-8-2020 ngày duyệt đăng 16-10-2020 TÓM TẮT Bài viết phân tích bài thơ Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác bằng phương pháp nghiên cứu của kí hiệu học cấu trúc. Bài thơ là một tổ chức kí hiệu phức tạp là sự giao cắt và thống nhất giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thiền học truyền tải những triết lí của Phật giáo Thiền tông lẽ vô thường của thế giới hiện tượng và sự thường hằng của chân như . Bên cạnh đó bài viết còn đề xuất một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam khi họ phân tích ý nghĩa bài thơ này đó là tiếp cận tập trung vào phương diện nội tại của văn bản thơ. Từ quan điểm của cách tiếp cận ấy chúng tôi phân tích và chỉ ra nguyên tắc cấu trúc bề sâu của bài thơ Cáo tật thị chúng là sự chuyển dịch từ tính chất động sang tĩnh của thế giới nghệ thuật. Chính cơ chế này của bài thơ đã phiên dịch và mã hóa những thiền ý trở thành ngôn ngữ thi ca. Từ khóa cấu trúc luận kí hiệu học thiền sư Mãn Giác thơ thiền Cáo tật thị chúng 1. Đặt vấn đề Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư là tác phẩm độc đáo của nền văn học Việt Nam thời Lý tiêu biểu cho bộ phận thơ thiền của nhà Phật. Chính vì vậy từ trước đến nay bài thơ đã được rất nhiều nhà nghiên cứu nhà phê bình văn học phân tích và diễn giải những ý nghĩa từ đơn giản đến sâu xa được chứa đựng bên trong. Thế nhưng chúng tôi nhận thấy bản thân cấu trúc nội tại của bài thơ cho đến nay vẫn chưa được xem là trung tâm của việc phân tích để giải mã ý nghĩa của bài thơ dẫn đến