Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ của hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này khảo sát đặc điểm của hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga, chỉ ra cách thức nói năng liên quan nội dung từ chối trong bối cảnh giao tiếp cụ thể, qua đó góp phần đổi mới phương pháp và nội dung dạy môn thực hành tiếng cho người học tiếng Việt và tiếng Nga như một ngoại ngữ. | Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ của hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TỪ CHỐI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA NGUYỄN TƯ SƠN Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tóm tắt: Hành vi ngôn ngữ thuộc kiểu hành vi được sử dụng trong hội thoại. Khác với các loại hành vi khác, loại hành vi này được thực hiện bởi người nói, phụ thuộc nhiều vào người nghe và bối cảnh giao tiếp, liên quan đến cách ứng xử. Việc rèn luyện kỹ năng nghe - nói là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong dạy - học ngoại ngữ, do đó việc đi sâu nghiên cứu hành vi ngôn ngữ, đặc biệt từ góc độ đối chiếu là rất quan trọng. Bài báo này khảo sát đặc điểm của hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga, chỉ ra cách thức nói năng liên quan nội dung từ chối trong bối cảnh giao tiếp cụ thể, qua đó góp phần đổi mới phương pháp và nội dung dạy môn thực hành tiếng cho người học tiếng Việt và tiếng Nga như một ngoại ngữ. Từ khóa: Hội thoại, hành vi ngôn ngữ, hành vi từ chối trực tiếp, cấu trúc hành vi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước Kể từ khi bộ môn Ngữ dụng học ra đời với đối tượng là nghiên cứu hội thoại, hành vi ngôn ngữ trong hội thoại, mở ra hướng mới trong nghiên cứu sự hành chức của ngôn ngữ, nhiều nhà giáo học pháp ngoại ngữ đã có nhiều đổi mới trong xây dựng phương pháp dạy - học ngoại ngữ, biên soạn giáo trình dạy tiếng. J.L. Austin trong công trình “How to do things with words” đã chỉ ra 3 kiểu hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn là hành vi tạo lời, tại lời và mượn lời, đồng thời đã chỉ ra các điều kiện để sử dụng chúng (1). Trên cơ sở đó Nguyễn Đức Dân đi sâu làm rõ các kiểu hành vi này (2), trong đó phân biệt hành vi ở lời trực tiếp và gián tiếp. Kiểu hành vi này cũng được nhiều tác giả người Nga quan tâm như Е.М. Вершагин, В.Г. Костомаров (7), А.А.Леонтьев (9) và ứng dụng trong biên soạn giáo trình tiếng Nga dành cho người nước .