Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 3)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu? Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích. | Tìm hiểu hóa học quanh ta - Hóa học và đời sông phân 3 19. Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy giặt vết máu vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch nếu không thì một thời gian sau vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích. Lấy hai miếng vải trắng lần lượt nhỏ lên từng tấm vài giọt máu gà vừa cắt tiết. Đem một miếng vải ngâm trong nước nóng và đêm miếng vải kia ngâm vào nước lạnh. Sau khoảng 15 phút vớt hai miếng vải đó ra sẽ thấy vết máu trên miếng vải ngâm trong nước nóng có màu đỏ đen còn trên miếng vải ngâm trong nước lạnh thì vết máu vẫn đỏ tười và nhạt đi. Lấy xà phòng xát và giặt hai miếng vải thì thấy Vết máu trên miếng vải đã từng ngâm trong nước lạnh thì giặt sạch hết còn ở miếng vải đã từng ngâm trong nước nóng thì không còn cách nào giặt sạch được Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học. Vết máu khi chưa phát sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước còn sau khi đã có những biến đổi do tác dụng của nhiệt thì trở nên không tan trong nước. Có thể quan sát thực tế điều trên ở máu gà Sau khi đun nóng thì máu gà trở thành miếng tiết không thể tan được nữa và do vậy vết máu không đễ giặt tẩy sạch. Cũng với lý do trên vết máu khi để ra ngoài không khí một thời gian dài thì cũng phát sinh những biến đổi hoá học. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc không dễ giặt tẩy vết máu đã cũ. 20. ại sao không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần Đó là do trong nước thông thường có chứa các hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì cadimium. Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu làm cho tim đập nhanh hô hấp khó khăn nặng hơn .