tailieunhanh - Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 5)

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn. Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric. | Tìm hiểu hóa học quanh ta - Hóa học và đời sống phần 5 28. Vì sao nên xếp hồng với lê khi giấm Kinh nghiệm dân gian cho thấy khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn. Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin táo có axit malic quýt chanh có axit xitric. Khi quả chín các axit này bị phân hủy dần và vị chua chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng. Bình thường chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn đó là nghệ thuật giấm hoa quả. Trước thế kỷ 20 người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn. Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê táo chín nhanh hơn các quả hồng mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh xúc tiến hoạt động hô hấp của cây khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm 29. Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5 PO4 3OH và được tạo thành bằng phản ứng 5Ca2 3PO43- OH- Ca5 PO4 3OH 1 Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Sau các bửa ăn vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN