Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Công
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của bài báo nhằm mô phỏng lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước sông Công bằng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool). Lưu vực với loại hình sử dụng đất chính là lâm nghiệp và nông nghiệp, do đó các thành phần hữu cơ như: BOD, Nitrit (NO2), Nitrat (NO3 - ), Amoni (NH4 + ), Photphat (PO4 3- ) là các thông số được lựa chọn sử dụng đánh giá chất lượng nước. | Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Công BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CÔNG Bùi Quang Hương1 , Uông Huy Hiệp 2, Bùi Văn Hùng3, Bùi Văn Dũng1 Tóm tắt: Mục đích của bài báo nhằm mô phỏng lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước sông Công bằng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool). Lưu vực với loại hình sử dụng đất chính là lâm nghiệp và nông nghiệp, do đó các thành phần hữu cơ như: BOD, Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-), Amoni (NH4+), Photphat (PO43-) là các thông số được lựa chọn sử dụng đánh giá chất lượng nước. Mô hình được hiệu chỉnh bằng phương pháp SUFI-2 tích hợp trong mô hình SWAT- CUP. Kết quả cho thấy mô hình SWAT mô phỏng khá tốt dòng chảy và chất lượng nước vùng nghiên cứu. Điều này được thể hiện bằng các giá trị R2 và NSE lớn hơn 0,5; PBIAS nhỏ hơn 5% đối với dòng chảy và 18,4% đối với chất lượng nước. Mô hình hiệu chỉnh tốt này có thể được áp dụng trong dự báo dòng chảy và chất lượng nước của lưu vực sông Công trong tương lai, ngoài ra còn là công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hiệu quả hơn. Từ khóa: SWAT, mô hình chất lượng nước, chất lượng nước sông Công, Soil and Water Assessment Tool. 1. GIỚI THIỆU* Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc có thành phố công nghiệp lớn thứ 3 ở miền Bắc, được mệnh danh là thành phố gang thép với khu công nghiệp gang thép lớn nhất nước, hàng năm cung cấp 1 triệu tấn thép, chiếm 20% sản lượng thép cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) hàng năm tăng trên 7,5% gồm các hoạt động sản xuất diễn ra sôi động như: Công nghiệp khai khoáng, da giầy, sản xuất giấy, chế biến lâm sản, thực phẩm.Các hoạt động này đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh nhưng đồng thời lại tạo áp lực cho việc bảo vệ tài nguyên nước do chưa kiểm soát được toàn bộ các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước dẫn đến nhiều nguồn nước đang dần xảy ra hiện tượng ô nhiễm .