Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề nước
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hình thành và bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình dạy học, trong đó người học tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề. Bài viết phân tích một số hoạt động học trong dạy học chủ đề “Nước” với việc hình thành và phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 30-41 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0156 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NƯỚC” Nguyễn Thị Thuần1 , Đỗ Hương Trà2 1 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Tóm tắt. Hình thành và bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình dạy học, trong đó người học tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề. Trên cơ sở phân tích các mức độ dạy học tích hợp và đặc điểm của dạy học các môn Khoa học ở trường Trung học cơ sở Việt Nam cũng như các biểu hiện của năng lực khoa học, nghiên cứu đã phân tích, lựa chọn một chủ đề dạy học tích hợp gắn với thực tiễn và vốn kinh nghiệm của người học, từ đó đề xuất tiến trình dạy học, ở đó người học tiếp nhận tình huống có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cụ thể, thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, nghiên cứu khoa học, năng lực khoa học được hình thành và phát triển. Bài báo phân tích một số hoạt động học trong dạy học chủ đề “Nước” với việc hình thành và phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở Việt Nam. Từ khóa: Dạy học tìm tòi khám phá, năng lực khoa học, chủ đề Nước, tìm tòi khám phá, tích hợp. 1. Mở đầu Từ cuối thế kỉ XX nhiều tổ chức giáo dục hàng đầu đã có ý tưởng giáo dục theo hướng phát triển năng lực khoa học và trở thành xu thế giáo dục của thế kỉ XXI như: tổ chức OECD tiến hành các đợt khảo sát PISA 3 năm một lần cho đối tượng học sinh tuổi 15 gồm 4 năng lực trong có năng lực khoa học. Từ khoảng cuối thế kỉ 20, giáo dục phổ thông của nhiều nước được cải cách, thay đổi theo định hướng phát triển năng lực của người học. Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, tiếp cận năng lực được khẳng định rõ ràng hơn trong quá trình phát triển, đổi mới một loạt các chương trình giáo dục các cấp, các môn học từ năm 2015. Quá trình dạy