Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kết quả chiết xuất và định danh chất đối kháng cỏ dại N-trans-cinnamoyltyramine từ giống lúa OM 5930
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày kết quả đánh giá sinh học cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có khả năng ức chế sự tăng trưởng của cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng ở nồng độ 0,24µM. ED50 (Effective dose - nồng độ cần thiết để ức chế 50% quần thể cỏ dại) của N-trans-cinnamoyltyramine đối với cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng lần lượt là 1,6 và.1,09 µM. Kết quả này cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có thể được sử dụng như một chất hóa sinh triển vọng để phát triển sản phẩm thuốc trừ cỏ sinh học ứng dụng trong hệ thống canh tác lúa bền vững. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH DANH CHẤT ĐỐI KHÁNG CỎ DẠI N-trans-CINNAMOYLTYRAMINE TỪ GIỐNG LÚA OM 5930 Hồ Lệ Thia*, Chung-Ho Linb, Reid J. Smedac, Nathan D. Leighd, Wei G. Wycoffd và Felix B. Fritschic *Email: thihl.clrri@mard.gov.vn; Số điện thoại: 0944.376.329 a Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ, Việt Nam. b Khoa Khoa học Cây Trồng, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ c Trường Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ d Khoa Hóa Sinh, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ TÓM TẮT Trên cơ sở phát hiện khả năng hạn chế sinh trưởng đối với hai loài cỏ dại gây hại quan trọng nhất trên ruộng lúa nước ở Việt Nam và châu Á là cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) của giống lúa OM5930, nghiên cứu này đã chiết xuất, phân tích và xác định được chất N-trans-cinnamoyltyramine chứa trong giống lúa OM 5930 bằng kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC), sắc ký lỏng khối phổ (LCMS/MS) như là một chất đối kháng cỏ dại. Kết quả đánh giá sinh học cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có khả năng ức chế sự tăng trưởng của cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng ở nồng độ 0,24µM. ED50 (Effective dose - nồng độ cần thiết để ức chế 50% quần thể cỏ dại) của N-trans-cinnamoyltyramine đối với cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng lần lượt là 1,6 và 1,09 µM. Kết quả này cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có thể được sử dụng như một chất hóa sinh triển vọng để phát triển sản phẩm thuốc trừ cỏ sinh học ứng dụng trong hệ thống canh tác lúa bền vững. Từ khóa: Chất đối kháng cỏ dại, N-trans-cinnamoyltyramine, giống lúa OM5930, thuốc trừ cỏ sinh học, cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Allelopathy là một cơ chế đối kháng của thực vật thông qua việc sản sinh ra chất hóa sinh được gọi là chất đối kháng (CĐKallelochemicals) để hạn chế sinh trưởng, phát triển hay tiêu diệt một loài khác sống trong cùng hệ sinh thái với nó. Lợi dụng cơ chế này, các nhà