Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xem lại ý kiến của Lỗ Tấn đối với Đào Tiềm (qua phân tích vài thiên tạp văn của tác giả)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đại văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) từng có bài đánh giá cao phong cách tự nhiên, trọng yên bình của thi nhân thời Đông Tấn và nhắc nhở các nhà phê bình nên chú ý thích đáng tới tinh thần quan tâm chính sự, xã hội trong thơ Đào Tiềm. Bài viết qua việc phân tích các thiên tạp văn của Lỗ Tấn để nhận thức lại chân tinh thần của tác giả bài ca Quy Khứ - Đào Tiềm. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 82-87 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0013 XEM LẠI Ý KIẾN CỦA LỖ TẤN ĐỐI VỚI ĐÀO TIỀM (QUA PHÂN TÍCH VÀI THIÊN TẠP VĂN CỦA TÁC GIẢ) 1 Nguyễn Thị Mai Chanh và 2 Lê Thời Tân 1 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Xã hội, Trường Đại học Thủ đô 2 Khoa Tóm tắt. Đào Uyên Minh (365 - 427) được coi là “ông tổ” trong hàng các thi nhân ẩn dật, là người mở đầu của thơ điền viên Trung Hoa. Với phong cách tự nhiên, giản phác, thơ ca cũng như nhân cách của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều thế hệ văn nhân Trung Quốc đời sau. Đại văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) từng có bài đánh giá cao phong cách tự nhiên, trọng yên bình của thi nhân thời Đông Tấn và nhắc nhở các nhà phê bình nên chú ý thích đáng tới tinh thần quan tâm chính sự, xã hội trong thơ Đào Tiềm. Theo Lỗ Tấn, chính khuynh hướng “tầm chương trích cú” phiến diện của một số nhà phê bình đã khiến cho người đời có ấn tượng sai lạc rằng Đào Tiềm là thi nhân “siêu thoát” yêu chuộng nhàn tĩnh, mà quên đi rằng Đào Tiềm cũng bộc lộ trong thơ tâm tư ưu thời và phê phán thế cuộc tích cực. Và đó cũng là điều khiến cho Đào Tiềm trở nên vĩ đại. Song một vài thiên tạp văn của Lỗ Tấn lại cho thấy văn hào không mấy cảm tình với thi nhân Đào Tiềm. Bài viết qua việc phân tích các thiên tạp văn của Lỗ Tấn để nhận thức lại chân tinh thần của tác giả bài ca Quy Khứ - Đào Tiềm. Từ khóa: Lỗ Tấn, Đào Tiềm, thơ điền viên, ẩn dật, Gào Thét, Quy Khứ. 1. Mở đầu Có xu hướng cho rằng, Đào Tiềm ngay từ đầu đã muốn lánh đời và diễn tả việc ông quy điền như là hành động ẩn dật khí tiết. Trong khi không ít người đọc thơ ông như là một thứ thơ điền viên tùng cúc sương mai ráng chiều “ưu tai du tai” - an nhàn thảnh thơi. Cách hiểu ấy nếu không nói là hời hợt thì cũng là một lối “mĩ miều hóa” dễ dãi. Một cuốn từ điển thành ngữ tiếng Hán sau khi giải thích thành ngữ “ưu tai du tai” là “an nhàn thảnh thơi”, đã đặt câu minh họa: