Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn xuôi Ma Văn Kháng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Độc thoại nội tâm thường nảy sinh những triết lí, suy tưởng về cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, nghề nghiệp. Tính chất triết lí của nhân vật khiến cho nhân vật của Ma Văn Kháng mang dáng dấp một nhà tư tưởng. Nhưng, những tư tưởng ấy không phải từ bên ngoài đột nhập vào. Nó gắn với tính cách và là một phần tính cách của nhân vật, là kết quả của cả một quá trình nhào nặn tâm lí của nhà văn. | Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn xuôi Ma Văn Kháng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0064 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 99-105 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG Đoàn Tiến Dũng Trường Trung học Phổ thông Thực hành Cao Nguyên, Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Độc thoại nội tâm thường nảy sinh những triết lí, suy tưởng về cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, nghề nghiệp. Tính chất triết lí của nhân vật khiến cho nhân vật của Ma Văn Kháng mang dáng dấp một nhà tư tưởng. Nhưng, những tư tưởng ấy không phải từ bên ngoài đột nhập vào. Nó gắn với tính cách và là một phần tính cách của nhân vật, là kết quả của cả một quá trình nhào nặn tâm lí của nhà văn. Từ khóa: Độc thoại nội tâm, Ma Văn Kháng. 1. Mở đầu Bakhtin viết: “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ cần bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động tự do cả sự tự ý thức và lời nói điều này không thể xác định từ bề ngoài từ sau lưng con người” [17;109]. Độc thoại nội tâm là tiếng nói cất lên từ chính nội tâm nhân vật là những âm hưởng cảm xúc dội lên từ bên trong. Khi nói về độc thoại nội tâm, Ma Văn Kháng viết: “Bấy lâu nay mình vẫn có cái lối viết độc thoại nội tâm bắt chước Nam Cao, tức kiểu lời văn hai giọng mà mình không biết!” [16;126]. Ma Văn Kháng cho rằng: “Lương tâm là một mối lo có tính cách xã hội, nhưng trước hết lại vận hành trong môi trường nội tâm” [2;13]. Đặng Anh Đào nhận định: “Độc thoại nội tâm và dòng tâm tư thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật. Tuy nhiên, cũng không thể đối lập hoàn toàn nó với ngôn từ của người kể chuyện, nhất là trong những trường hợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhường lời cho nhân vật” [1;17]. Trong bài viết này, chúng tôi tập chung đi sâu khai thác và tìm hiểu ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn xuôi Ma Văn Kháng nhằm khẳng định thêm những đóng góp của ông trong tiến trình hiện đại hóa văn xuôi .