tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ: Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao - Đối thoại, độc thoại và mạch lạc

Luận án hướng tới tập hợp, xây dựng cơ sở lý thuyết về hội thoại trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về hội thoại của ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam và vận dụng nó để nhận diện các hình thức sử dụng hội thoại, nghiên cứu, phát hiện và miêu tả cấu trúc của các hình thức sử dụng hội thoại (đối thoại, độc thoại nội tâm) và vấn đề mạch lạc diễn ngôn trong các cặp thoại Hỏi - Đáp trong truyện ngắn Nam Cao. | Bao nhiêu diễn biến, tình huống giao tiếp xảy ra thì có bấy nhiêu cặp thoại phù hợp được tác giả xây vậy, các cặp thoại Hỏi-Đáp tương hợp mặc dù được thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ vói nghĩa tường minh của nó, nhưng không vì thế mà cách xây dựng hội thoại của Nam Cao la đơn giản và nhàm chán, má trái lại sự duy trì đề tài chủ đề cũng rất đa dạng, nhiều cách và uyển chuyển, tùy thuộc vào mỗi ngữ cảnh, quan hệ nhân vật. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cặp thoại Hỏi-Đáp mà ở đó, tính mạch lạc của nó không thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ một cách tường minh. Lúc này, chúng ta phải phải vận dụng vốn sống, kiến thức về ngôn ngữ học mới hiểu, khám phá được. Đó chính là các cặp thoại Hỏi-Đáp không tương hợp. Đó chính là khi phải sử dụng các kiến thức về tiền giả định, hàm ngôn, để chỉ ra tính mạch lạc của nó, chỉ ra sự khéo léo và những dụng ý của tác giả Nam Cao. Theo chúng tôi, đây là một vấn đề rất thú vị khi nghiên cứu về ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông. Đó cũng chính là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN