Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy học phần vẽ kĩ thuật thông qua trải nghiệm theo vòng quy nạp cho sinh viên cao đẳng ngành cơ khí
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết giới thiệu công nghệ dạy học, phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giảng dạy lấy người học làm trung tâm, học tập theo kinh nghiệm, học tập theo quy nạp các học phần cơ sở kĩ thuật ngành cơ khí theo chu kì quy nạp, ứng dụng công nghệ thông tin và những tiến bộ của lí luận dạy học để thiết kế các bài học theo vòng quy nạp trong học phần Vẽ kĩ thuật cho sinh viên cao đẳng ngành Cơ khí tại các trường cao đẳng, kĩ thuật. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VẼ KĨ THUẬT THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM THEO VÒNG QUY NẠP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH CƠ KHÍ Trần Văn Việt - Nghiên cứu sinh Viện Sư phạm kĩ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài: 15/08/2018; ngày sửa chữa: 30/08/2018; ngày duyệt đăng: 24/09/2018. Abstract: This article introduces teaching technology, teaching methods including ICT, teaching focus on learner, learning by experience, inductive learning in order to teach technical basic subject. The application of ICT and the innovation of teaching theories to design lessons of technical drawing subject through inductive cycle learning for Mechanical college students. Keywords: Lesson design, inductive cycle, methodology experience, participatory approach, engineering draw. các bài học theo vòng quy nạp trong học phần Vẽ kĩ thuật cho sinh viên (SV) ngành Cơ khí tại các trường cao đẳng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình và mô hình hóa 2.1.1. Mô hình Mô hình theo nghĩa chung nhất được hiểu là một thể hiện bằng thực thể hoặc bằng khái niệm theo một cách tiếp cận xác định, một số thuộc tính và quan hệ tiêu biểu của một đối tượng nào đó (gọi là nguyên hình) nhằm một trong hai, hoặc cả hai mục đích nhận thức sau: - Làm đối tượng quan sát (nhận dạng) thay cho nguyên hình; - Làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hay suy diễn) về nguyên hình. Ví dụ: mô hình máy bay trong thí nghiệm khí động lực học; bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ chế tạo của một chi tiết máy trong vẽ kĩ thuật; mô hình đại số mệnh đề hoặc đại số tập hợp,. của Đại số Boole; mô hình hình học cầu của Hình học Riemann (nghĩa hẹp); mô hình toán kinh tế. Theo cách hiểu nôm na, “mô hình là sản phẩm của ý tưởng bắt chước”, có thể phân biệt hai loại: mô hình diễn họa (descriptive model) bắt chước hay thể hiện đối tượng khác ở một số thuộc tính và quan hệ tiêu biểu, như mô hình địa cầu, mô hình máy bay,. và mô hình chuẩn mực (normative model) .