Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN: Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu với các nội dung: nhân tố bên ngoài tác động đến việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người; nhân tố bên trong cần chú ý trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người; yêu cầu của việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; giá trị văn hóa cốt lõi cần xây dựng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. | Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN: Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giảng viên: Mai Văn Thao 1. Một số nhân tố bên ngoài tác động đến việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam 1.1. Tác động của xu thế công nghiệp hóa và Hậu hiện đại hóa Nghiên cứu về giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặt vào trong một bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn phản ánh quá trình biến đổi của xã hội từ tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ mở cửa về một phía các nước xã hội chủ nghĩa sang đa phương hóa, đa dạng hóa cá mối quan hệ quốc tế. Ở đây, chúng tôi chỉ nhấn mạnh tới một số nội dung liên quan đến tác động của xu thế hiện đại hóa, của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới định hướng xã hội hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam hiện nay. Nhìn một cách khái quát, Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, nhỏ lẻ dựa trên lao động phổ thông và lao động thủ công là chính sang phát triển nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ tiên tiến, dựa trên nguồn nhân lực được đào tạo và trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên quá trình Hiện đại hóa này diễn ra trong cùng một lúc với quá trình Hậu hiện đại do tác động của quá trình hội nhập quốc tế đưa lại. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra trước hết ở lĩnh vực kinh tế đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam không chỉ chú ý đến tăng trưởng mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững và bao trùm, tương thích với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế