Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đa dạng sinh học của quần xã tuyến trùng tại sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng sinh học quần xã tuyến trùng sông Sài Gòn , đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương với mục đích hoàn thiện việc xây dựng bảng các chỉ số sinh học về tuyến trùng nhằm phục vụ cho giám sát chất lượng nước ở sông Sài Gòn, Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG TẠI SÔNG SÀI GÒN - ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH BÌNH DƯƠNG NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯƠNG, NGUYỄN ĐÌNH TỨ, NGUYỄN VŨ THANH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Tuyến trùng (Nematode) là ngành động vật không xương sống cỡ trung bình , sống trong đất, trong trầm tích thủy vực và biển . Tuyến trùng chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái đất , trầm tích thủy vực nước ngọt , biển. Đây cũng là một trong số các nhóm động vật không xương sống được sử dụng như các sinh vật chỉ thị trong sinh quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường đất và nước tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quần xã tuyến trùng sống tự do trong các hệ sinh thái thủy vực mới được nghiên cứu gần 10 năm gần đây. Các nghiên cứu đa dạng sinh học, sinh thái học tuyến trùng và khả năng sử dụng chúng trong đánh giá chất lượng nước đã được các nhàkhoa học tiến hành tại một số các lưu vực sông như sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh), sông Nhuệ (Hà Nội), sông Đáy (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình), sông Cấm (Hải Phòng), sông Chu (Thanh Hóa), sông Lam (Nghệ An), sông Hương (Huế) và sông Thị Vải (Tp. Hồ Chí Minh) [1, 3-8]. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng sinh học quần xã tuyến trùng sông Sài Gòn , đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương với mục đích hoàn thiện việc xây dựng bảng các chỉ số sinh học về tuyến trùng nhằm phục vụ cho giám sát chất lượng nước ở sông Sài Gòn, Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và vị trí thu mẫu Mẫu trầm tích được thu trong tháng 5/2010 tại 7 điểm trên sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương (Bảng 1). Bảng 1 Vị trí và tọa độ các điểm thu mẫu Điểm thu mẫu BD1 BD2 BD3 BD4 BD5 BD6 BD7 Vị trí Cách TT Tân Châu 8km Chân đập hồ Dầu Tiếng (cách 2km) Cầu Bến Súc Hợp lưu sông Sài Gòn - Thị Tính Cầu Phú Cường Hợp lưu sông Sài Gòn - Rạch Lái Thiêu Cầu Vĩnh Bình (cầu Bình Phước cũ) Toạ độ Kinh độ Đông Vĩ độ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN