tailieunhanh - Sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

Nghiên cứu về sinh khối cũng như khả năng hấp thụ CO2 rất cần thiết cho đối tượng rừng đang phục hồi mạnh mẽ và nhiều tiềm năng này trong tiến trình lượng hóa các giá trị môi trường rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbon trên thế giới. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 SINH KHỐI TRÊN M T ĐẤT CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC i n n Đ NG THỊ THU HƯƠNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Việt Nam là nước nghiên cứu về sinh khối (Sk) và khả năng hấp thụ CO2 của rừng khá muộn so với trên thế giới và hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một số loài cây trồng rừng phổ biến ở nước ta như: Bạch đàn, Mỡ, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa., trong khi đó đối tượng rừng tự nhiên đặc biệt là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh là vùng phụ cận của Vườn Quốc gia Tam Đảo, nơi mà thảm thực vật rừng chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt (trạng thái rừng IIB) chiếm một diện tích rất lớn (khoảng 90% tổng diện tích). Các quần xã thực vật tại đây có thời gian phục hồi khác nhau, khoảng 15-25 năm với thành phần loài rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, ở Trạm ĐDSH Mê Linh những nghiên cứu về định tính đã được nhiều công trình công bố nhưng những nghiên cứu về định lượng hoàn toàn vẫn là những con số bỏ ngỏ. Chính vì vậy, nghiên cứu về sinh khối cũng như khả năng hấp thụ CO2 rất cần thiết cho đối tượng rừng đang phục hồi mạnh mẽ và nhiều tiềm năng này trong tiến trình lượng hóa các giá trị môi trường rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbon trên thế giới. Công trình hoàn thành được tài trợ bởi đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “ nh gi inh kh i v kh năng í h ỹ arb n a q ần x h vậ r ng h inh h i rừng kín hường xanh rên n i i Tr Mê Linh v v ng h ận”, giai đoạn 2013-2014. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Ngoài thực địa Tiến hành khảo sát tổng thể trạng thái rừng ở Trạm ĐDSH Mê Linh, lựa chọn ra các quần xã thực vật đặc trưng về thảm thực vật, địa hình và đất. Tại mỗi một quần xã thiết lập 1 ô tiêu chuẩn (OTC) định vị (50m × 50m; 20m × 50m; 20m × 20m) .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN