Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nhằm tìm hiểu quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata Đẹp và Buồn - dựa trên việc tìm hiểu về tác phẩm, nhất là những tiểu thuyết nổi tiếng của ông, đặt trong mạch nguồn văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo .của đất nước Phù Tang, cũng như tham khảo các yếu tố đời tư và bối cảnh thời đại mà ông sống. Những nguyên lý mỹ học có ý nghĩa nền tảng cho sự phân tích ấy. | ĐẸP VÀ BUỒN TRONG QUAN NIỆM THẨM MỸ CỦA YASUNARI KAWABATA VŨ THỊ THANH HOÀI Tóm tắt Bài viết nhằm tìm hiểu quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata Đẹp và Buồn - dựa trên việc tìm hiểu về tác phẩm, nhất là những tiểu thuyết nổi tiếng của ông, đặt trong mạch nguồn văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo .của đất nước Phù Tang, cũng như tham khảo các yếu tố đời tư và bối cảnh thời đại mà ông sống. Những nguyên lý mỹ học có ý nghĩa nền tảng cho sự phân tích ấy. Yasunari Kawabata (1899- 1972) là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Nhật Bản. Năm 1968 ông được vinh danh trên văn đàn thế giới với giải Nobel văn học của viện Hàn lâm khoa học Thuỵ Điển. Bốn năm sau sự kiện đáng nhớ ấy, ngày 16 tháng 4 năm 1972, tại Kamakura, ông đã vĩnh viễn ra đi, để lại bao tiếc nuối trong lòng người đọc. Sự sống đã khép lại với một con người mang “định mệnh” cô đơn, nhưng có lẽ những trang văn đẹp của Kawabata sẽ vẫn còn làm cho hậu thế phải thao thức và ám ảnh khôn nguôi. Kawabata được mệnh danh là “ người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp”. Trong bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel, ông tự hào nhận mình “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”(1). Những sáng tác của ông lấp lánh một tình yêu tha thiết với cái đẹp thấm đẫm màu sắc dân tộc, nằm trong nguồn mạch văn hoá chỉ có ở xứ sở Phù Tang. Con người ấy đã miệt mài trên lộ trình tìm về cái đẹp của bản sắc quê hương và ra sức gìn giữ nó trước sự xâm thực của làn sóng văn hoá và lối sống phương Tây. Am hiểu một cách tinh tế và nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp ấy, Kawabata đã dành trọn cả cuộc đời cầm bút của mình. Ta hiểu vì sao người Nhật Bản yêu mến gọi ông là- “con người Nhật Bản nhất”! “Đẹp và buồn” là tên cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà Kawabata đã viết, dường như đó cũng là quan niệm thẩm mỹ và diện mạo văn chương ông. Cái đẹp của thiên nhiên và con người Nhật Bản hiện lên đầy nét quyến rũ qua ngòi bút Kawabata. Cái đẹp của văn phong, của “ý ở ngoài lời” vốn đã thuộc về thi pháp truyền thống nghệ thuật phương Đông càng hiển hiện rõ hơn bao giờ hết. .