Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Biểu đồ có nhiều loại và trong mỗi loại lại có nhiều dạng khác nhau, ở mỗi dạng đó sẽ thích hợp với việc thể hiện hệ thống các bảng số liệu riêng. Có những bảng số liệu cho phép vẽ nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan như nhau, có những bảng số liệu cho phép vẽ nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan khác nhau, nhưng cũng có những bảng số liệu chỉ cho phép vẽ được một dạng biểu đồ thích hợp. | Nguyễn Phương Liên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 99 - 103 PHƢƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Phƣơng Liên* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Biểu đồ là dạng số liệu thống kê đặc biệt, là hình ảnh thể hiện trực quan các số liệu thống kê khác nhau. Biểu đồ có nhiều loại và trong mỗi loại lại có nhiều dạng khác nhau, ở mỗi dạng đó sẽ thích hợp với việc thể hiện hệ thống các bảng số liệu riêng. Có những bảng số liệu cho phép vẽ nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan như nhau, có những bảng số liệu cho phép vẽ nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan khác nhau, nhưng cũng có những bảng số liệu chỉ cho phép vẽ được một dạng biểu đồ thích hợp. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn nhiều hạn chế. Việc hướng dẫn học sinh biết cách phân tích bảng số liệu, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp và vẽ các loại biểu đồ đúng cách là góp phần rèn luyện cho học sinh một kĩ năng quan trọng trong hệ thống tri thức địa lí ở trường phổ thông. Từ khóa: Số liệu thống kê, biểu đồ, kĩ năng, trực quan, thích hợp. Biểu đồ địa lí là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả động thái phát triển, quy mô, cơ cấu, tỉ lệ thành phần . của các đối tượng địa lí. Trong chương trình địa lí ở phổ thông, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ là một trong những yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức và kĩ năng. Trong cấu trúc của mỗi đề thi địa lí, vẽ biểu đồ là một bài tập bắt buộc, thường chiếm khoảng 1/3 tổng số điểm của toàn bài. Nhận thức được vị trí của biểu đồ trong môn học địa lí, các tác giả: Phạm Ngọc Đĩnh[2], Lê Thông[6], Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt[4], Trịnh Trúc Lâm[3]. đã xuất bản các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật thể hiện các biểu đồ địa lí, trong các tài liệu đó đã giới thiệu các loại biểu đồ và các thao tác cơ bản khi vẽ biểu đồ địa lí. Song thực tế dạy học ở phổ thông cho thấy, kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn chậm, không đúng kĩ thuật, không đảm bảo "đúng- .