Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số thành phần hóa học có trong cây hàn the (Desmdium heterophylum) họ cánh bướm (Papilionacae)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong dịch chiết bằng etyl axetat đã tách được một flavonoit. Cấu trúc hoá học của nó đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại nhƣ IR, MS, 1D và 2D-NMR cho biết flavonoit ấy chính là 8-C- -Dglucopyranozyl apigenin (vitexin). Vitexin là chất có hoạt tính sinh học cao đã được sử dụng làm thuốc chống viêm và hạn chế sự phát triển của các khối u. | Nghiêm Thị Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 103 - 107 MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG CÂY HÀN THE (DESMDIUM HETEROPHYLUM) HỌ CÁNH BƯỚM (PAPILIONACEAE) Nghiêm Thị Hương, Phạm Văn Thỉnh* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cây hàn the đã đƣợc Y học dân tộc dùng làm thuốc Nam chữa các bệnh cảm sốt, sỏi thận, tiêu viêm rất hiệu quả. Nghiên cứu về hoá học thực vật hàn the (Desmodium heterophyllum) cho thấy trong cây hàn the chứa 7 nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao đó là: các đƣờng khử, ancaloit, steroit, flavonoit, cumarin, poliphenol và các saponin. Từ dịch chiết bằng n-hexan đã tách đƣợc steroit và glucozit của nó là stigmatsterol và 3-O- -D- glucopyranozyl stigmasterol, còn từ dịch chiết bằng CHCl3 tách đƣợc -sitosterol-3- -D-glucopyranozit. Trong dịch chiết bằng etyl axetat đã tách đƣợc một flavonoit. Cấu trúc hoá học của nó đã đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp phổ hiện đại nhƣ IR, MS, 1D và 2D-NMR cho biết flavonoit ấy chính là 8-C- -Dglucopyranozyl apigenin (vitexin). Vitexin là chất có hoạt tính sinh học cao đã đƣợc sử dụng làm thuốc chống viêm và hạn chế sự phát triển của các khối u. Từ khoá: Cây hàn the, Desmodium heterophyllum, steroit, flavonoit, vitex. MỞ ĐẦU Cây hàn the là thuộc loại cây cỏ mọc hoang ở khắp nơi, có tên khoa học là Desmdium heterophylum thuộc họ Cánh bƣớm Papilionaceae. Trong Y học dân tộc, cây hàn the đƣợc nhân dân dùng nhƣ cây thuốc để chữa nhiều loại bệnh: chữa bệnh cảm sốt nóng, ho có đờm, tiêu sƣng, tiêu viêm, chữa các bệnh đái buốt, sỏi thận, sỏi mật, thông hơi, lợi tiểu, toàn cây giã nát đắp ngoài vết thƣơng [1]. Có nhiều ứng dụng nhƣ vậy song hầu nhƣ ở nƣớc ta còn chƣa có công trình nào nghiên cứu thành phần hoá học có trong cây hàn the. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thành phần hoá học cây hàn the . NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU Cây hàn the thu toàn cây ở các bãi hoang trong khu vực trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên vào tháng 2 .