tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết thân rễ cây sâm cau ở tỉnh Quảng Ngãi

Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách và định danh thành phần hóa học của dịch chiết thân rễ cây sâm cau; xác định công thức cấu tạo của cấu tử chính trong dịch chiết thân rễ cây sâm cau; so sánh sự khác nhau trong thành phần hóa học của thân rễ cây sâm cau non và thân rễ cây sâm cau già . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN RỄ CÂY SÂM CAU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . Đào Hùng Cường Phản biện 1: . Trần Thị Xô Phản biện 2: TS. Trần Mạnh Lục Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển rất nhanh. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ngành y dược đã tạo ra một hệ thống thuốc tân dược (hay còn được gọi là thuốc tây) rất phong phú và đa dạng. Song với những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây thì con người lại có xu hướng quay về với những sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì vậy trong xã hội hiện đại ngày nay, những dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Một trong số những dược liệu từ thiên nhiên là thân rễ cây sâm cau. Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau. Theo kinh nghiệm dân gian thì nhân dân ta hay dùng thân rễ cây sâm cau để chữa các chứng thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn, Theo đông y, sâm cau có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp, bổ thận tráng dương, chủ trị liệt dương, yếu sinh lý,. Một số kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; trấn tĩnh trung khu thần kinh; có tác dụng như hormone sinh dục nam. Mãi đến nay, ở nước ta,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN