Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cấp độ liên kết trần thuật trong tiểu thuyết của Thuận

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Các cấp độ liên kết và trần thuật là những vấn đề cơ bản thuộc về mối quan hệ giao tiếp trong cấu trúc tiểu thuyết. Một cấu trúc giao tiếp chuẩn mực bao gồm: mối quan hệ giữa tác giả và độc giả; người kể chuyện và khán giả - người nhận; nhân vật với nhân vật. Tuy nhiên, trên từng trang viết của Thuận, người đọc không thể khuôn các mối quan hệ giao tiếp vào những “cấu trúc chuẩn mực” đó. Trong bài viết này, người viết tập trung giới thiệu về các cấp độ liên kết và trần thuật trong tiểu thuyết của Thuận để tìm ra yếu tố cách tân trong cấu trúc tự sự của nhà văn. | Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 155 - 161 CẤP ĐỘ LIÊN KẾT VÀ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN Vũ Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các cấp độ liên kết và trần thuật là những vấn đề cơ bản thuộc về mối quan hệ giao tiếp trong cấu trúc tiểu thuyết. Một cấu trúc giao tiếp chuẩn mực bao gồm: mối quan hệ giữa tác giả và độc giả; người kể chuyện và khán giả - người nhận; nhân vật với nhân vật. Tuy nhiên, trên từng trang viết của Thuận, người đọc không thể khuôn các mối quan hệ giao tiếp vào những “cấu trúc chuẩn mực” đó. Trong bài viết này, người viết tập trung giới thiệu về các cấp độ liên kết và trần thuật trong tiểu thuyết của Thuận để tìm ra yếu tố cách tân trong cấu trúc tự sự của nhà văn. Từ khóa: Nhà văn Thuận, tiểu thuyết, cấp độ liên kết, cấp độ trần thuật, yếu tố cách tân MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, vấn đề đổi mới tư duy tiểu thuyết đã không ngừng được đặt ra từ sau 1986. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XXI, với những thành tựu của các nhà văn như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận nhu cầu “tràn bờ” của tiểu thuyết mới trở nên mạnh mẽ: “Tiểu thuyết Việt Nam đã đi qua nhiều biến động, thậm chí cả những cuộc “lột xác” để đến với đời sống đương đại và có được diện mạo mới mẻ như ngày hôm nay” [5]. Mặc dù tiểu thuyết của Thuận mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng Thuận đã có những đóng góp không nhỏ trong việc đưa đến “những chuyển biến sâu sắc về “nòng cốt” cũng như “đặc trưng thể loại” [5] GIỚI THUYẾT VỀ CẤP ĐỘ LIÊN KẾT VÀ CẤP ĐỘ TRẦN THUẬT Liên kết trần thuật trong nghiên cứu tự sự học đã giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu là I. P. Ilin và Manfreud Jahn. Xem tác phẩm ngôn từ như một hiện tượng giao tiếp và nghiên cứu theo hướng kết * hợp trần thuật học diễn ngôn và trần thuật học truyện kể, I. P. Ilin và Manfreud Jahn xác định sự tồn tại hai loại liên kết và biểu hiện qua ba cấp độ. Quan điểm này được thể hiện qua mô hình. Mô hình trên thể hiện hai loại liên kết: ngoại văn bản và .