Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo án Sinh học lớp 10 bài 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu của Giáo án Sinh học lớp 10 bài 3 là Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào, phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng, nêu được vai trò của nước đối với tế bào. | Ngày soạn: 20/09/2016 GVBS : Bùi Tấn Lâm Ngày dạy: 26/9/2016 Lớp dạy: 10 PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 4 - Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng. - Nêu được vai trò của nước đối với tế bào. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh, hệ thống hóa. 3. Thái độ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống II. Phương pháp dạy học - Phương pháp thuyết trình – nêu vấn đề. - Phương pháp vấn đáp – tìm tòi. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1. Kể tên 5 Giới sinh vật? Đặc điểm của giới khởi sinh? Câu 2. Phân biệt giới thực vật và động vật? 3. Bài mới Đặt vấn đề: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học GV: Em hãy kể tên một số nguyên tố hóa học mà em biết? Những nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên tế bào? Những nguyên tố nào chiếm tỉ lệ chủ yếu? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Dựa theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà người ta chia nguyên tố hóa học thành mấy nhóm chính? GV: Vai trò của nguyên tố vi lượng là gì? I. Các nguyên tố hóa học - Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. - Trong đó, C, H, O, N là 4 nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên tế bào. - Có 2 nhóm nguyên tố hóa học: + Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng cơ thể): Là thành phần cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ như: Cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg. + Nguyên tố vi lượng: (Có hàm lượng 0,01% khối lượng cơ thể): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước và vai trò của nước trong tế bào GV: Gọi 1 hs đọc nội dung mục II.1 SGK trang 16. Cho biết khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì hiện tượng gì xảy ra? HS: Các tế bào bị đông cứng do nước trong tế bào chuyển sang trạng thái rắn, các liên kết H bền vững. Tế bào bị chết. GV: Nhận xét, bổ sung. II. Nước vài vai trò của nước trong tế bào 1. Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước - Cấu tạo : gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. - Do có tính phân cực nên nước có những tính chất lí hóa đặc biệt quan trọng đối với sự sống. 2. Vai trò của nước đối với tế bào - Là thành phần cấu tạo nên tế bào. - Là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho tế bào. - Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. 4. Củng cố Câu 1: tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh trong vũ trụ, người ta lại tìm xem ở đó có nước hay không? ĐA. Vì nước: Là thành phần cấu tạo nên tế bào. - Là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho tế bào. - Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. 5. Dặn dò - Học bài và chuẩn bị bài 4: “Cacbohidrat và lipit”. 6. Rút kinh nghiệm