Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Chuyện Đông chuyện Tây - Tập 4 (Tái bản lần thứ nhất - Có sửa chữa): Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thông qua Chuyện Đông chuyện Tây - Tập 4 với các câu hỏi và câu trả lời từ Kiến thức ngày nay số 316 đến Kiến thức ngày nay số 399, chúng ta lần lượt được giải đáp những thắc mắc khó bao quát nhiều lĩnh vực, từ kiến thức Đông, Tây, cổ kim cho đến chuyện chữ nghĩa. . | CHUYỆN ĐÔNG CHUYỆN TÂY 651. KTNN 358 ngày 20-7-2000 ĐỘC GIẢ Trong mục Chuyện vui chữ nghĩa của tuần báo Van nghệ số 17 22-4-2000 ông Đỗ Quang Lưu có nhắc đến hai câu Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường và giảng là Văn mà hay được như hai ông Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thời ấy thì xem như không có thời Tiền Hán của Trung Quốc nữa Và thơ mà hay đến như hai ông Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương cũng thời ấy thì xem như cũng chẳng còn thời Thịnh Đường của Trung Quốc nữa Ông Đỗ Quang Lưu bình Bút pháp tài tình ẩn dụ kết hợp với thậm xưng Đọc lên thật sướng miệng nghe thật sướng tai . Nhưng bình tĩnh lại mà nghĩ thì văn Siêu Quát thi Tùng Tuy dù có hay cũng đâu vượt nổi Tiền Hán và Thịnh Đường. Từ lâu tôi đã được một cụ lão nho giảng cho nghe về hai câu đó. Theo cụ cái ẩn ý hay đúng hơn là cái ác ý nằm ở hai chữ vô và thất . Thực ra đây không phải là một lời khen mà là một lời chê thậm chí là sổ toẹt Xin CĐCT cho ý kiến. AN CHI Trước khi được thư của ông chúng tôi cũng hiểu hai câu đang xét theo cách hiểu của nhiều người có thể nói là hầu hết rằng đó là hai câu có ý khen ngợi có thậm xưng một cách thật lòng. Nhưng cách hiểu của vị lão nho không phải là không có lý. Rất có thể đó là một cách phản ứng mạnh mẽ trước việc người ta ca ngợi thần Siêu thánh Quát và hai ông hoàng Tùng Thiện Tuy Lý mà tác giả của hai câu đó cho là quá mức. Vì vậy nên tác giả này mới tung chúng ra để nói rằng 220 AN CHI Văn mà chỉ như của Siêu của Quát thì chẳng làm gì có được văn đời Tiền Hán Thơ mà đến như của Tùng của Tuy thì chẳng làm gì còn được thơ đời Thịnh Đường. Xét về ngôn từ và cú pháp chặt chẽ thì hai câu đang xét hoàn toàn có thể được hiểu như trên. Còn cách hiểu này đúng hay cách hiểu thông thường của đại đa số đúng với dụng ý ban đầu của tác giả thì chúng tôi không dám khẳng định. Chỉ xin giới thiệu cách hiểu của vị lão nho để bạn đọc tham khảo và xin trân trọng cảm ơn ông đã cung cấp cho bạn đọc của CĐCT một cách hiểu độc đáo về hai câu đang xét. Xin