tailieunhanh - Ebook Chuyện Đông chuyện Tây - Tập 1 (Tái bản lần thứ nhất - Có sửa chữa): Phần 2
Cuốn sách "Chuyện Đông chuyện Tây" là tập hợp những câu trả lời của tác giả, có sự phản biện với những quan điểm trái chiều. Mong rằng độc giả sẽ đón nhận cuốn sách với tâm thế của sự tìm tòi, khám phá kiến thức. Mời các bạn cùng đón đọc. | CHUYỆN ĐÔNG CHUYỆN TÂY 166. KTNN 143 ngày 15-7-1994 ĐỘC GIẲ Hai câu Nhân sinh tự cổ thày vô tử Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh có phải là của Văn Thiên Tường hay không Văn Thiên Tường là ai người nước ta hay người Trung Quốc Có phải đây cũng là tác giả của bài Chí khí ca AN CHI Văn Thiên Tường 1236-1282 là người Trung Hoa. Nguyễn Khắc Phi đã giới thiệu và nhận định về tác giả này trong Từ điển văn học tập II Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1984 như sau Chí sĩ và nhà thơ yêu nước Trung Quốc cuối Nam Tông. Tự Lý Thiện còn có tên là Lý Thụy hiệu Văn Sơn người ở Cát-an tỉnh Giang-tây 20 tuổi đậu tiến sĩ. Làm quan đến Hữu thừa tướng kiêm Khu mật sứ. Khi quân Nguyên vượt sông tấn công Lâm-an tức Hàng-châu ngày nay ông được phái đi xin hòa bị tướng Nguyên là Bá Nhan giữ lại. Sau trốn về Ôn-châu thuộc tỉnh Chiết-giang ngày nay lập Tống Đoan Tông để chông Nguyên. Tháng Mười 1278 bại trận ở Quảng-đông bị địch bắt. Tháng Ba năm sau bị giải đi Yên-kinh tức Bắc-kinh ngày nay. Suốt ba năm tù đày Nguyên Thế Tổ tìm đủ mọi cách cưỡng bức dụ dỗ đầu hàng nhưng vẫn cương quyết cự tuyệt cuối cùng bị sát hại. Tác phẩm chính có Văn Sơn thi tập Chỉ Nam lục Chỉ Nam hậu lục Ngâm Khiếu tập được tập hợp trong Văn Sơn tiên sinh toàn tập 20 cuốn Chỉ Nam là lấy ý từ hai câu kết của bài thơ Dương-tử-giang. 256 AN CHI Thần tâm nhất phiến từ châm thạch Bất chỉ Nam phương bất khẳng hưu . Lòng tôi như mảnh nam châm Nếu không chỉ về phương Nam - tượng trưng cho quê hương Tổ quôc - thì vẫn chưa chịu dừng . Thơ Văn Thiên Tường thời kỳ sáng tác đầu trước 1276 không có giá trị gì đáng kể. Hầu hết những bài thơ nổi tiếng đều làm ở thời kỳ sau nhất là lúc bị giải lên phía Bắc và ba năm bị giam cầm. Nhiều bài nói lên nỗi lòng đau xót trước cảnh nước mất nhà tan vợ hai người thiếp con trai thứ hai và hai con gái của nhà thơ đều bị giặc bắt và giải về Yên Kinh như Qua sông Hoài Có nỗi cảm hoài Phủ An-khánh và nhất là Trạm Kim-lăng với hai câu kết đã từng lay động lòng người bao thế hệ Tòng kim biệt khước Giang-nam
đang nạp các trang xem trước