Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kháng sinh dự phòng một mũi tiêm so với kháng sinh bao phủ phẫu thuật trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung của bài viết xác định tỉ lệ thành công của Amoxicillin + acid clavulanic trong vai trò kháng sinh dự phòng cho phẫu thuật tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại khoa Tiết niệu bệnh viện Bình Dân. So sánh tỉ lệ thành công khi dùng Amoxicillin + acid clavulanic kiểu một mũi tiêm so với kiểu bao phủ phẫu thuật, từ đó rút ra khuyến cáo nên dùng. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học KHÁNG SINH DỰ PHÒNG MỘT MŨI TIÊM SO VỚI KHÁNG SINH BAO PHỦ PHẪU THUẬT TRONG TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC DÒNG Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Vũ Lê Chuyên*, Chung Tuấn Khiêm* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công của Amoxicillin + acid clavulanic trong vai trò kháng sinh dự phòng cho phẫu thuật tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại khoa Tiết niệu bệnh viện Bình Dân. So sánh tỉ lệ thành công khi dùng Amoxicillin + acid clavulanic kiểu một mũi tiêm so với kiểu bao phủ phẫu thuật, từ đó rút ra khuyến cáo nên dùng kiểu nào trong điều kiện của chúng tôi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp phẫu thuật tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng dùng máy tán sỏi xung hơi tại khoa Niệu B và Niệu C bệnh viện Bình Dân thời gian từ 01/2011 đến 9/2012 không có bằng chứng nhiễm khuẩn niệu trước mổ trên lâm sàng và xét nghiệm được chia ngẫu nhiên bệnh nhân thành 2 nhóm: Nhóm 1: sử dụng Amoxicillin + acid clavulanic (Curam® 1,2g), chích tĩnh mạch một liều duy nhất trước mổ 30 phút; Nhóm 2: dùng kháng sinh trên từ lúc ngay sau mổ đến khi bệnh nhân xuất viện hoặc đến khi rút thông niệu đạo. Sau mổ ghi nhận: tình trạng sốt, làm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu sau mổ 24 giờ tìm bằng chứng của nhiễm khuẩn niệu. Nếu có nhiễm khuẩn sau mổ sẽ tiếp tục dùng Amoxicillin + acid clavulanic như kháng sinh điều trị cho nhiễm khuẩn đường tiểu trên có tham khảo kết quả kháng sinh đồ. Xác định tỉ lệ thành công của kháng sinh trên trong vai trò kháng sinh dự phòng. So sánh kết quả của 2 nhóm trên về tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu sau mổ. Dữ liệu hai nhóm được xử lý bằng phần mềm SPSS16.0. Kết quả: Trong thời gian từ 01/2011 đến 9/2012 có tổng cộng 96 bệnh nhân được chia ra 2 nhóm: 44 bệnh nhân được dùng kháng sinh bao phủ phẫu thuật, 52 dùng kháng sinh dự phòng một mũi tiêm. Giữa hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ nam/nữ, tuổi trung bình, creatinin huyết thanh, tỉ lệ bệnh nhân có suy thận

TÀI LIỆU LIÊN QUAN