Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích vai trò của nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tác phẩm Chí Phèo viết về câu chuyện xoay quanh những tấn bi kịch của cuộc đời nhân vật Chí phèo. Sau bao năm làm con quỷ dữ ở làng Vũ Đại thì hôm nay Chí Phèo cũng đã có những mong ước được làm người lương thiện, mong muốn có một cuộc sống bình dị,. tất cả vì bát cháo hành của Thị Nở. Thị Nở là một người đàn bà xấu xí ma chê quỷ hờn đã thức tỉnh bản năng làm người của Chí Phèo. Mời các em cùng tham khảo bài văn để hiểu rõ hơn về vai trò của Thị Nở trong tác phẩm. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT THỊ NỞ TRONG TRUYÊN NGẮN CHÍ PHÈO Với nghệ thuật, muôn đời chất hồ kết dính nhào nặn nên nó chính là sức liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo riêng của các nghệ sĩ mà hình tượng nghệ thuật là sự hiện hình đặc biệt quan trọng. Và với tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Thị Nở thật sự đã là một chất hồ kết dính đáng quí như thế! Nghệ thuật là sáng tạo. Trong văn chương, hình tượng nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Bao thế hệ người đọc đã không sao quên được vị ngọt ngào, đắm say của tình yêu giữa Romeo và Juliet, đã không ngừng thổn thức cùng Giăng van găng, khắc khoải cũng nàng Kiều và xa xót cho bao người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám như Chí Phèo, nhưng có lẽ rất khó định hình cảm xúc với nhân vật Thị Nở trong kiệt tác “Chí Phèo” của Nam Cao. Giường như, TN là một sự hiện diện của một thế lực siêu nhiên nào, nhưng cũng lại là một người đàn bà vô cũng tầm thường khiến ta không thể khẳng định bằng một mệnh đề mà phải có sự phân tích, cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau. Đây là thành công của Nam Cao, cũng là thành công và đặc sắc của thiên truyện “Chí Phèo”. Đã bao giờ ta yêu cuộc sống này để rồi yêu cội nguồn tạo ra nó ? Đã bao giờ ta nhìn vào lịch sử đau thương của dân tộc để trân trong từng mối quan hệ quanh ta? Thời kì trước những năm 1945 khi thực dân Pháp xâm lược biến nước ta thành thuộc địa,cuộc sống của người nông dân Việt Nam là những ngày tháng cơ cực, lầm than, bế tắc và khốn cùng vào bậc nhất trong lịch sử đau thương của dân tộc. Xã hội thực dân nửa phong kiến như một cái máy chém người không để lại dấu vết. Con người, nhiều khi sống hiền lành, an phận cũng không được, còn những kẻ độc ác, bạo tàn, xấu xa lại là kẻ thắng thế trong trò chơi cuộc đời. Và trong cuộc chơi đảo lộn ấy không biết đâu là kẻ xấu, người thiện, nhiều khi vẻ ngoài đã vô tình biến thành rào cản trong mối quan hệ giữa người với người. Nam Cao-nghệ sĩ “sống và viết” đã làm rõ những