Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài và hiện trạng bảo tồn thực vật hạt trần tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài thực vật Hạt trần, đa dạng về giá trị bảo tồn, đặc điểm lâm học và phân bố một số loài thực vật Hạt trần tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. | THÀNH PHẦN LOÀI VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN THỰC VẬT HẠT TRẦN TẠI RỪNG PHA PHANH, TỈNH THANH HÓA Hoàng Văn Sâm1, Nguyễn Trọng Quyền2 TÓM TẮT Thực vật ngành Hạt trần - Gymnosperm tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa có 8 loài thuộc 6 chi, 6 họ được ghi nhận, trong đó họ Tuế - Cycadaceae có 2 loài, họ Gắm – Gnetaceae có 2 loài, họ Thông – Pinaceae có 1 loài, họ Kim giao – Podocarpaceae có 1 loài, họ Thông đỏ - Taxaceae có 1 loài và họ Đỉnh tùng – Cephalotaxaceae có 1 loài. Bên cạnh tính đa dạng về thành phần loài thì thực vật ngành hạt trần tại đây còn có giá trị bảo tồn cao với 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 7 loài trong danh lục đỏ thế giới IUCN (2011) và 4 loài theo Nghị định 32CP/2006. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và đặc biệt là xây dựng được bản đồ phân bố của 4 loài thực vật hạt trần quan trọng tại khu vực nghiên cứu là: Thông Pà Cò -Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang; Thông tre lá dài - Podocarpus neriifolius D. Don; Dẻ tùng sọc trắng - Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg. và Đỉnh Tùng Cephalotaxus mannii Hook. f. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã thống kê và ghi nhận được một quần thể tương đối lớn Thông Pà Cò với 856 cây và đường kính phổ biến từ 20-40 cm; 405 cây Dẻ tùng sọc trắng với cấp đường kính phổ biến từ 20-25 cm; 255 cây Thông tre lá dài với cấp đường kính từ 15-25 cm và 182 cây Đỉnh tùng với cấp đường kính từ 30-40 cm. Từ khóa: Bảo tồn, Đa dạng sinh học, Hạt trần, Rừng Pha Phanh, Thanh Hóa. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng Pha Phanh nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa với điều kiện giao thông khá hiểm trở và cách xa khu vực dân cư. Khu vực này lần đầu tiên được phát hiện bởi cán bộ hạt kiểm lâm huyện Quan Hóa, chi cục kiểm lâm Thanh Hóa vào năm 2011 với quần thể cây hạt trần tương đối lớn trên núi đá vôi và núi đất gồm nhiều cây có đường kính lớn và còn giữ được tính nguyên sinh do chưa bị tác động bởi con người. Do khu vực này mới được phát hiện nên chưa có bất kỳ điều tra hay nghiên cứu nào .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN