Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các tính chất phi cổ điển của trạng thái hai mode kết hợp thêm hai photon tích SU(1,1)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này đã trình bày kết quả nghiên cứu các tính chất nén tổng, nén hiệu và nén bậc cao hai mode, sự vi phạm bất đẳng thức Cauchy–Schwarz, tính chất phản kết chùm và tính chất đan rối của trạng thái hai mode kết hợp thêm hai photon tích SU(1,1). | CÁC TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE KẾT HỢP THÊM HAI PHOTON TÍCH SU (1,1) NGUYỄN NGỌC LÂM 1 TRƯƠNG MINH ĐỨC 1 , TRẦN QUANG ĐẠT 2 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: tmduc2009@gmail.com 2 Phân hiệu trường Đại học GTVT tại TP HCM Email: quangdatsp08@gmail.com Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả khảo sát các tính chất phi cổ điển của trạng thái hai mode kết hợp thêm hai photon tích SU (1, 1). Đầu tiên, chúng tôi kiểm tra tính chất nén tổng, nén hiệu và nén bậc cao hai mode. Kết quả cho thấy trạng thái này chỉ thể hiện tính chất nén tổng mà không có tính chất nén hiệu. Sau đó, chúng tôi khảo sát tính chất phản kết chùm hai mode và sự vi phạm bất đẳng thức Cauchy-Schwarz. Như một sự kéo theo từ tính chất nén tổng, trạng thái hai mode kết hợp thêm hai photon tích SU (1, 1) cũng có tính chất phản kết chùm và vi phạm bất đẳng thức Cauchy-Schwarz. Cuối cùng, trong việc kiểm tra tính chất đan rối theo hai tiêu chuẩn Hillery-Zubairy và Mancini, một kết quả mong đợi khi trạng thái hai mode kết hợp thêm hai photon tích SU (1, 1) đều đan rối theo các tiêu chuẩn này. Từ khóa: Nén tổng, nén hiệu, nén bậc cao, phản kết chùm, đan rối, thêm photon tích, trạng thái SU (1, 1). 1 GIỚI THIỆU Các nhiệm vụ lượng tử hiện nay đòi hỏi phải sử dụng tới những tính chất phi cổ điển như nén, phản kết chùm và đan rối [1]. Những tính chất này không hề tồn tại sẵn trong các trạng thái tự nhiên mà có trong một số trạng thái lượng tử của trường. Chúng được xem là những trạng thái phi cổ điển. Do đó việc nghiên cứu những trạng thái phi cổ điển mới cùng với cách tạo ra chúng trong thực tiễn đóng vai trò hết sức quan trọng. Một trong số các thao tác sử dụng để tạo ra các trạng thái phi cổ điển mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây là phép thêm hoặc hủy photon từ một trạng thái cổ điển hoặc phi cổ điển đã có [2]. Vấn đề này thực ra đã được Agarwal và Tara đã đề xuất khi nghiên cứu trạng thái kết hợp thêm photon vào năm 1991 [3]. Theo đó, thao tác thêm photon đã làm cho .