Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng chu phẫu và kết quả sớm sau mổ các bệnh gan mật tụy
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng tiền phẫu của bệnh nhân bằng các phương pháp đánh giá dinh dưỡng tổng thể chủ quan SGA (Subjective Global Assessment), BMI, xét nghiệm albumin, prealbumin máu; 2. Đánh giá một số đặc điểm dinh dưỡng hậu phẫu của bệnh nhân bằng độ sụt cân, BMI và các xét nghiệm prealbumin, CRP; 3. Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng tiền phẫu (theo SGA) và kết quả sớm sau mổ của những bệnh nhân được thực hiện những phẫu thuật về gan mật tụy. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CHU PHẪU VÀ KẾT QUẢ SỚM SAU MỔ CÁC BỆNH GAN MẬT TỤY Đặng Trần Khiêm*, Lưu Ngân Tâm**, Nguyễn Tấn Cường* TÓM TẮT Mục tiêu: Suy dinh dưỡng bệnh nhân sau mổ ngày càng được quan tâm do chiếm tỉ lệ cao và tương quan với kết cục sau mổ. Tuy nhiên, ý nghĩa và việc áp dụng các phương pháp tầm soát, phát hiện suy dinh dưỡng cũng như theo dõi dinh dưỡng trong thực hành lâm sàng ngoại khoa tại các bệnh viện ở nước ta thật sự vẫn còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu này: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng tiền phẫu của bệnh nhân bằng các phương pháp đánh giá dinh dưỡng tổng thể chủ quan SGA (Subjective Global Assessment), BMI, xét nghiệm albumin, prealbumin máu; 2. Đánh giá một số đặc điểm dinh dưỡng hậu phẫu của bệnh nhân bằng độ sụt cân, BMI và các xét nghiệm prealbumin, CRP; 3. Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng tiền phẫu (theo SGA) và kết quả sớm sau mổ của những bệnh nhân được thực hiện những phẫu thuật về gan mật tụy. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích trên 209 bệnh nhân ngoại gan mật tụy. Tất cả bệnh nhân được đánh giá BMI, SGA, albumin, prealbumin, CRP/ máu trước và sau phẫu thuật. Đồng thời theo dõi chỉ định bắt đầu cho ăn qua đường miệng. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 49,6 ± 15,7 tuổi; 95 (45,5%) nam và 114 (54,5%) nữ. Tình trạng suy dinh dưỡng trước mổ theo BMI (<18,5 kg/m2) là 75 (35,9%) bệnh nhân; theo SGA (B và C) là 111 (53,1%) bệnh nhân với hầu hết có sụt cân trong vòng 6 tháng trước nhập viện. Bệnh nhân có nồng độ albumin/ máu thấp (<3,5g/dL) là 37 (17,9%) và prealbumin/máu thấp (<20mg/dL) là 102 (50,5%) người. Bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt (SGA A) thì có albumin/ máu cao và prealbumin máu/ cao; dinh dưỡng kém thì albumin và prealbumin máu thấp. Thời gian bắt đầu cho ăn đường miệng trung bình là 2,2 ± 1,5 ngày. Nhóm trung phẫu có xu hướng cho ăn sớm hơn nhóm đại phẫu (p < 0,0001). Bệnh nhân suy dinh dưỡng có nguy cơ bị trì .