Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Gây mê - nội soi đường hô hấp ở trẻ em: Ca lâm sàng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Gây mê (GM) trong nội soi (NS) đường hô hấp ở trẻ em là một thách thức cho BSGM, nhất là trong những ca khó và NS khẩn. Vì thế tác giả trình bày 1 ca NS hô hấp phức tạp, cấp cứu: Dị vật đường thở do rớt nòng canule vào khí quản trên trẻ đã mở khí quản. | GÂY MÊ – NỘI SOI ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM: CA LÂM SÀNG Phan Thị Minh Tâm* TÓM TẮT Mục đích: Gây mê (GM) trong nội soi (NS) đường hô hấp ở trẻ em là một thách thức cho BSGM, nhất là trong những ca khó và NS khẩn. Chúng tôi xin trình bày 1 ca NS hô hấp phức tạp, cấp cứu: Dị vật đường thở do rớt nòng canule vào khí quản trên trẻ đã mở khí quản. Phương pháp nghiên cứu: Để gây mê cho loại bệnh này, chúng tôi đánh giá tình trạng hô hấp của bệnh nhi (BN), dự trù các tình huống có thể xảy ra và lập ra kế hoạch xử trí. Tập hợp một ê kíp các chuyên khoa: BS tai mũi họng, BS nội hô hấp, BSGM và các điều dưỡng. Trang thiết bị dụng cụ cho NS và GM được chuẩn bị trong phòng mổ. Kết quả: Ngày 05-05-2009, tiến hành NS cho BN nữ, 34 tháng, bị tồn tại ổ nhớp và hẹp thanh môn đã được mổ làm hậu môn tạm, mở bàng quang ra da và mở khí quản. Chúng tôi NS hô hấp ống cứng gắp dị vật nhưng thất bại, sau đó NS ống mềm hướng dẫn gắp dị vật qua lỗ mở khí quản. Nhiều lần phải ngưng soi để hồi sức BN. Thời gian GM là 1giờ 50. Kết luận: GMHS nhi đạt được nhiều tiến bộ giúp cho NS hô hấp ở trẻ em phát triển. Sự phối hợp đồng bộ của đa chuyên khoa và tiên lượng được các tình huống sẽ góp phần mang lại thành công. Từ khóa: Gây mê nội soi, đường hô hấp. ABSTRACT ANESTHESIA FOR PEDIATRIC BRONCHOSCOPY: CASE REPORT Phan Thi Minh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 68 - 72 Object: Anesthesia in pediatric bronchoscopy is a challenge for anesthetist, especially in emergency cases. We present a case of foreign body (FB) in a child having a tracheostomy. The FB was a cannula of tracheostomy. Method: Prior to anesthesia management for this case, we evaluated patient’s airway distress, predicted the difficult situations and how to treat them. It required a participation of co-ordinated multidisplines: Otolaryngologist, endoscopist, anesthetists and nurses. The anesthesia and bronchoscopy equipements were prepared in an operating room. Result: In May 5th 2009, the bronchoscopy was