Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7 trang 54 SGK Vật lý 11

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nhằm giúp học sinh giải đáp những thắc mắc về cách giải bài tập, tailieuXANH.com xin chia sẻ đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 54 SGK Vật lý 11. Mời các em cùng tham khảo để củng cố lại kiến thức về định luật ôm đối với toàn mạch và tích lũy thêm kỹ năng giải bài tập hiệu quả. | A. Tóm tắt lý thuyết Định luật ôm đối với toàn mạch SGK Vật lý 11 I. Định luật  Ôm với toàn mạch Từ thực nhiệm có thể viết hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế mạch ngoài UN và cường độ dòng điện chạy qua mạch kín là: UN = Uo = aI = ξ – aI                   (9.1) Trong đó, a là hệ số tỉ lệ dương và Uo là giá trị nhỏ nhất của hiệu điện thế mạch ngoài và nó đúng bằng suất điện động của nguồn điện. Để tìm hiểu ý nghĩa của hệ số a trong hệ thức (9.1), ta hãy xét mạch điện kín có sơ đồ hình 9.2 Áp dụng định luật Ôm cho mạch ngoài chỉ chứa điện trở tương đương RN, ta có: UN  = UAB = IRN                       (9.2) Tích của cường độ dòng điện và điện trở mạch ngoài gọi là độ giảm điện thế. Tích IR N còn được gọi là độ giảm điện thế mạch ngoài. Từ các hệ thức 9.1 và 9.2 ta có : ξ = UN + aI = I(RN + a) Điều này cho thấy a cũng có đơn vị của điện trở. Đối với toàn mạch, RN  là điện trở tương đương của mạch ngoài, nên a chính là điện trở mạch trng của nguồn điện. Do đó: ξ = I(RN + r) = IRN + Ir            (9.3)  Như vậy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong . Từ hệ thức (9.3), suy ra: UN= IRN = ξ – Ir             (9.4) I  = ξ/ (RN + r)                         (9.5) Tổng RN + r là tổng điện trở tương đương RN của mạch ngoài và điện trở r của nguồn điện được gọi là điện trở trong toàn phần của mạch điện kín. Hệ thức (9.5) biểu thị định luật ôm với toàn mạch