Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khuynh hướng phê bình thi pháp trong phê bình văn học của người Việt Nam ở nước ngoài
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày về các khuynh hướng phê bình thi pháp trong phê bình văn học của người Việt Nam ở nước ngoài bắt đầu từ chủ nghĩa hình thức, diễn giải thi pháp R. Jakobson, Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH THI PHÁP TRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI MAI ANH TUẤN 1. Bắt đầu từ chủ nghĩa hình thức (Formalism) nghiên cứu văn học đã có xu hướng tách biệt thành một khoa học độc lập. Chống lại các ràng buộc và tín niệm huyền thoại về tác giả, chủ nghĩa hình thức đưa tác phẩm lên ngôi, coi nó là đối tượng trung tâm của nghiên cứu. Ở tác phẩm, tính văn chương (literariness) lại được đặt lên vị trí hàng đầu, dưới bệ đỡ của những thủ pháp và kĩ thuật lạ hóa, nó lên tiếng xác định chủ quyền giá trị thẩm mĩ mà mỗi tác phẩm có thể chạm tới. Tôn trọng thủ pháp, tuyên ngôn của V. Shklovsky “nghệ thuật như là thủ pháp” (Art as Technique) cho thấy phê bình hình thức chủ nghĩa cổ vũ cho cuộc chạy đua sáng tạo ngôn ngữ, thắp sáng khẩu hiệu làm mới mà văn chương đầu thế kỉ XX đã châm ngòi, biến quang cảnh văn học diễn ra tiếp sau đó lâm vào tình thế soán vị liên tục giữa các phát kiến về thủ pháp, về kĩ thuật viết. Mỗi thể loại ôm ấp một hoặc nhiều thủ pháp khác nhau, từ đó, xuất hiện các hình thức, các thế giới nghệ thuật khác nhau. Để đi sâu vào thế giới nghệ thuật đó, nhà phê bình phải nghiên cứu đặc trưng ngôn từ của nghệ thuật, nhìn thấy tính tự trị khép kín của tác phẩm qua hệ thống những luật lệ tổ chức nên nó. Chủ nghĩa hình thức mở màn cho thi pháp học hiện đại, nghĩa là mùa bội thu đầu tiên của nghiên cứu thi pháp hiện đại đã được gắn chặt với ngôn ngữ và văn bản. Chúng tôi bắt đầu từ khuynh hướng phê bình hình thức như là một đối tượng chủ yếu của thi pháp học mà các nhà phê bình người Việt hải ngoại đã ứng dụng trong nghiên cứu văn học từ sau 1975 đến nay. Tiên phong tiến vào dinh cư ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản là Đặng Tiến. Vũ trụ thơ (1972) được viết khi tinh thần xưng tụng ngôn ngữ thi ca của ông sớm già trước tuổi đời. Vũ trụ thơ, đúng với tên gọi, hàm chỉ cái tiểu vũ trụ do người nghệ sáng tạo ra, tự tại, độc lập, sánh ngang với các kì công tạo hóa. Nó câu thúc nhà phê bình vươn tới thâu nhận bằng một ý nghĩ rằng: thơ là .