Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phương pháp xác định ngưỡng gây hại và đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu róm 4 túm lông hại thông tại Thanh Hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Để phòng trừ Sâu Róm 4 túm hại rừng thông, chúng ta có thể lựa chọn biện pháp thủ công, biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học hay kết hợp nhiều biện pháp theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp IPM. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 34. 2017 PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGƢỠNG GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU RÓM 4 TÚM LÔNG HẠI THÔNG TẠI THANH HÓA Lại Thị Thanh1, Đinh Thị Thùy Dung2, Vũ Thị Thu Hiền3 TÓM TẮT Sâu Róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collenette), thuộc họ Ngài độc (Lymantriidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là loài côn trùng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Tại Thanh Hóa, Sâu Róm 4 túm lông đã phát sinh, phát triển và gây hại chủ yếu trên rừng thông ở pha sâu non. Kết quả xác định ngưỡng gây hại cho thấy lượng thức ăn trung bình của 1 sâu non/ngày đêm là 4.05 gam. Ngưỡng phòng trừ đã được xác định thông qua việc lập bảng tra tương quan giữa sinh khối lá cây với số lượng sâu hại và bảng tra chỉ tiêu định hướng Sâu Róm 4 túm lông hại thông, đây là cơ sở cho việc xác định thời điểm và các biện pháp phòng trừ sâu hại rừng thông. Để phòng trừ Sâu Róm 4 túm hại rừng thông, chúng ta có thể lựa chọn biện pháp thủ công, biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học hay kết hợp nhiều biện pháp theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Từ khóa: Sâu hại rừng thông, Sâu Róm 4 túm lông, họ Ngài độc, thành phần sâu hại thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thông là loài cây đa tác dụng cung cấp nhựa, nguồn lâm sản trong xây dựng, đồ gia dụng và tiêu dùng, cây thông có thể sinh trƣởng phát triển trên đất xấu, đất bạc màu, ở độ dốc cao nên thông còn là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, giữ nƣớc, điều hòa không khí, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng. Tuy nhiên, việc trồng thông thuần loài trên quy mô lớn gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Thành phần sâu hại rừng thông có 17 loài khác nhau, thuộc 12 họ của 4 bộ [2]. Trong đó, sâu ăn lá có 7 loài chiếm 41,1%; Sâu Đục Thân, đục nõn có 4 loài chiếm 23,5%; sâu hại rễ có 2 loài chiếm 11,7%; sâu hại vỏ có 2 loại chiếm 11,7%; sâu hại gỗ có 1 loài chiếm 6%; sâu chích hút 1 loài chiếm .