Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 167 SGK Sinh học 6
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập nấm trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài học, biết vận dụng lý thuyết vào từng bài tập cụ thể. Mời các em tham khảo! | Bài 1 trang 167 SGK Sinh học 6 Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì? Hướng dẫn giải bài 1 trang 167 SGK Sinh học 6: Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác. Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục). * Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử. Bài 2 trang 167 SGK Sinh học 6 Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ? Hướng dẫn giải bài 2 trang 167 SGK Sinh học 6: – Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ. – Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. Bài 3 trang 167 SGK Sinh học 6 Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ? Hướng dẫn giải bài 3 trang 167 SGK Sinh học 6: + Giống nhau: – Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh. – Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm. – Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm. + Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo Nấm Tảo – Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác. – Sống trong môi trường nước. – Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ. -Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ. – Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh. – Sống tự dưỡng Bài 4 trang 167 SGK .