Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình tượng người đẹp Tây Nguyên trong sử thi

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong các sử thi Tây Nguyên, nhân vật người phụ nữ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số nhân vật. Họ là mục tiêu hàng đầu của các cuộc chiến tranh, và là biểu tượng của hoà bình, hạnh phúc. Song, dù hoàn cảnh nào thì người phụ nữ vẫn là người đồng hành, dõi theo, hỗ trợ người anh hùng trong những tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. | HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐẸP TÂY NGUYÊN TRONG SỬ THI PHẠM VĂN HÓA* Cho đến nay, đời sống xã hội trong các buôn làng Tây Nguyên cơ bản vẫn theo chế độ mẫu hệ, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt. Biểu hiện trong gia đình là người phụ nữ làm chủ gia sản, con cái sinh ra theo dòng họ mẹ, chồng ở nhà vợ, phục dịch cho nhà vợ trong lao động, giao dịch và quản lí tài sản. Bên cạnh đó, sự phân công lao động tương đối bình đẳng trong đời sống cùng với năng lực tạo ra và quản lí tài sản đã góp phần khẳng định vị trí, ý nghĩa của người phụ nữ. Tất cả những điều đó chi phối hình ảnh người đẹp sử thi Tây Nguyên. Trong các sử thi Tây Nguyên, nhân vật người phụ nữ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số nhân vật. Họ là mục tiêu hàng đầu của các cuộc chiến tranh, và là biểu tượng của hoà bình, hạnh phúc. Song, dù hoàn cảnh nào thì người phụ nữ vẫn là người đồng hành, dõi theo, hỗ trợ người anh hùng trong những tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Dĩ nhiên, họ là biểu tượng của vẻ đẹp con người và vùng đất Tây Nguyên. Ở họ còn toát lên tình cảm nhân ái bao dung, tinh thần bền bỉ nhẫn nại luôn hướng tới khát vọng tình yêu, hạnh phúc. 1. Đẹp người* Ở các sử thi Tây Nguyên chưa có vấn đề phản kháng của người phụ nữ với “thế giới đàn ông” như văn học sau này, nhưng thái độ khẳng định, ca ngợi người phụ nữ đã được đặt ra khá trọn vẹn. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến một nội dung còn khá mới mẻ cả với văn học viết thời trung đại là ca ngợi vẻ * ThS. Trường Đại học Đà Lạt. đẹp hình thể của người phụ nữ. Xem xét sử thi Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy rất ít phụ nữ xấu xí. Họ phần lớn là những cô gái trẻ đẹp, tốt bụng, theo chính nghĩa, đúng như nhận định của Lê Anh Trà: “Trong trường ca không có nhân vật nữ “tà phái”[2, 13]. Điều này khác với truyện cổ tích của người Việt, nhân vật nữ thường có sự phân tuyến rõ ràng theo tiêu chí “tuyệt đối”. Các cô gái trong sử thi Tây Nguyên luôn xuất hiện với một vẻ đẹp trọn vẹn. Người Tây Nguyên quan niệm, vẻ đẹp bên ngoài là hiện thân của cái đẹp bên .