tailieunhanh - Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, người nông dân cũng đứng lên chống giặc. Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắng yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện. Đó là hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực và đầy chất bi tráng, vừa hào hùng, vừa đau thương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước. | Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Hướng dẫn 1/ Mở bài Giới thiệu: vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu 2/ Thân bài a/ Hoàn cảnh sáng tác Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc ­ Thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (1859) ­ Phong trào vũ trang kháng Pháp bùng lên mạnh mẽ (Trương Định). ­ Đêm rằm 16­12­1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở Cần Giuộc. ­ Nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, chém chết một số lính Mã tà, Ma ní. ­ Pháp phải điều động tàu chiến nã đại bác từ sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. ­ Phía nghĩa quân hi sinh 27 người. b/ Vẻ đẹp người nông dân ­ Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “côi cút làm ăn”sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. ­ Lòng căm thù, ghét cay ghét đắng trướng hình ảnh kẻ thù xâm chiếm đất nước ta. ­ Lòng yêu nước cao độ. ­ Tinh thần chiến đấu dũng cảm chống quân thù. ­ Hi sinh anh dũng. c/ Nhận xét chung Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc. ­ Những người nghĩa sĩ vô danh vì “chết vinh hơn sống nhục”. ­ Tượng đài của nhiều người của một tập thể anh hùng. ­ Nguyễn Đình Chiểu là người sớm nhận thấy được khá rõ tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân. 3/ Kết bài Đánh giá chung: Vẻ đẹp hình tượng người nông dân Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Bài làm Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, người nông dân cũng đứng lên chống giặc. Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắng yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN