tailieunhanh - Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo, mới lạ của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến

Để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến, khi chọn dẫn chứng, người viết cần chú ý: những nét tả người và tả cảnh không tách rời nhau. Nói cảnh là để nói người, cảnh có nhiều nét đối cực chính là cái nền làm nổi bật những nét đối cực vốn có trong tâm hồn và tính cách người lính Tây Tiến. Có thể nhận thấy rõ những đặc điểm nổi bật của người lính Tây Tiến trong bài thơ là can trường, mạnh mẽ và lãng mạn, hào hoa. Tuy nhiên, những đặc điểm (cũng là những phẩm chất) này không tồn tại tách rời nhau. Một chi tiết, một hình ảnh hoàn toàn có thể được khai thác từ những góc độ khác nhau để làm nổi bật những đặc điểm tưởng như đối lập nhau đó. Cần tránh cách phân tích chỉ nhìn ra những đặc điểm xã hội học của đối tượng mà quên mất chủ thể trữ tình. Không có cách nhìn riêng, không có ngôn ngữ thể hiện riêng của Quang Dũng, sự độc đáo mang tính khách quan, vốn có của đối tượng miêu tả sẽ không có cơ hội làm nên sự độc đáo của hình tượng như ta đã thấy trong bài thơ. | Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo, mới lạ của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo, mới lạ của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến, khi chọn dẫn chứng, người viết cần chú ý: những nét tả người và tả cảnh không tách rời nhau. Nói cảnh là để nói người, cảnh có nhiều nét đối cực chính là cái nền làm nổi bật những nét đối cực vốn có trong tâm hồn và tính cách người lính Tây Tiến. Có thể nhận thấy rõ những đặc điểm nổi bật của người lính Tây Tiến trong bài thơ là can trường, mạnh mẽ và lãng mạn, hào hoa. Tuy nhiên, những đặc điểm (cũng là những phẩm chất) này không tồn tại tách rời nhau. Một chi tiết, một hình ảnh hoàn toàn có thể được khai thác từ những góc độ khác nhau để làm nổi bật những đặc điểm tưởng như đối lập nhau đó. Cần tránh cách phân tích chỉ nhìn ra những đặc điểm xã hội học của đối tượng mà quên mất chủ thể trữ tình. Không có cách nhìn riêng, không có ngôn ngữ thể hiện riêng của Quang Dũng, sự độc đáo mang tính khách quan, vốn có của đối tượng miêu tả sẽ không có cơ hội làm nên sự độc đáo của hình tượng như ta đã thấy trong bài thơ. Trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam có nhiều tác phẩm xuất sắc ca ngợi hình ảnh đẹp đẽ của “anh bộ đội Cụ Hồ”. Cùng với những bài thơ nổi tiếng được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng đã sớm tạo dựng được một bức chân dung sinh động về những người lính “vì nhân dân quên mình”. Hình ảnh người lính được khắc hoạ trong bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: can trường, mạnh mẽ và lãng mạn, hào hoa. Hai đặc điểm (hay là hai nét tính cách này) quyện chặt vào nhau không thể tách rời. Sự can trường được biểu lộ một phần qua tinh thần .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.