Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Công trình nghiên cứu được tiến hành để mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp thủng dạ dày ở sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2008. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỦNG DẠ DÀY Ở TRẺ SƠ SINH Đặng Thị Thanh Thúy*, Trương Nguyễn Uy Linh** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh. Số liệu và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp thủng dạ dày ở sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả: Có 52 trường hợp thủng dạ dày. 33 nam, 19 nữ, cân nặng trung bình 2718g, tuổi nhập viện trung bình là 4,03 ngày, bụng chướng là triệu chứng thường gặp nhất, 15 trường hợp có dị tật phối hợp. Thủng bờ cong lớn: 27 trường hợp, bờ cong nhỏ: 25 trường hợp, mặt trước: 47 trường hợp, mặt sau: 5 trường hợp. Tất cả bệnh nhân đều được khâu dạ dày. Tử vong 20 trường hợp. Kết luận: Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm gặp. Bụng chướng là triệu chứng thường gặp và khâu dạ dày là phương pháp phổ biến. Từ khóa: thủng dạ dày, sơ sinh. ABSTRACT CLINICAL FEATURES AND RESULTS OF TREATMENT OF GASTRIC PERFORATION IN NEONATES Dang Thi Thanh Thuy, Truong Nguyen Uy Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 353 - 355 Purpose: to describe the clinical features and treatment results of stomach perforation defense in newborns. Methods: from 1/1998 to 12/2008, newborns with gastric perforation were evaluated retrospectively at Children Hospital No1 HCMC. Results: The records of all 52 patients were reviewed. There were 33 boys and 19 girls, with a mean body weight of 2718g, the mean age at admission was 4.03 days, abdominal distention was the most common symptoms, and 15 cases had associated anomalies. Perforation occurred in the greater curvature in 27, anterior wall in 25, lesser curvature in 47 and posterior wall in 5. All of patients were treated with gastrorrhaphy. Mortality was 20. Conclusion: Neonatal gastric perforation is rare. Abdominal distention is the most common symptoms and gastrorrhaphy is common method. Key words: