Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng sốc độ mặn trong giai đoạn thả giống lên sinh trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) ương theo công nghệ Biofloc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn giống. Thí nghiệm được thực hiện với 7 nghiệm thức: 5 nghiệm thức cho thí nghiệm sốc độ mặn, tôm từ độ mặn 20‰ thả ương trực tiếp ở độ mặn 5‰, 10‰, 15‰, 20‰ (đối chứng), 30‰ và 2 nghiệm thức cho nghiệm thức tôm được thuần hóa, tôm ở 20‰ được tiến hành thuần nhanh trong 3 giờ và thuần chậm trong 3 ngày xuống 5‰ và thả vào ương ở độ mặn 5‰, mật độ ương là 2 con/L. | Vietnam J. Agri. Sci. 2018, Vol. 16, No. 2: 132-140 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(2): 132-140 www.vnua.edu.vn ẢNH HƯỞNG SỐC ĐỘ MẶN TRONG GIAI ĐOẠN THẢ GIỐNG LÊN SINH TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) ƯƠNG THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC Huỳnh Thanh Tới1*, Nguyễn Thị Hồng Vân1 Khoa Thủy Sản, Trường đại học Cần Thơ Email*: httoi@ctu.edu.vn Ngày gửi bài: 16.12.2017 Ngày chấp nhận: 16.04.2018 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn giống. Thí nghiệm được thực hiện với 7 nghiệm thức: 5 nghiệm thức cho thí nghiệm sốc độ mặn, tôm từ độ mặn 20‰ thả ương trực tiếp ở độ mặn 5‰, 10‰, 15‰, 20‰ (đối chứng), 30‰ và 2 nghiệm thức cho nghiệm thức tôm được thuần hóa, tôm ở 20‰ được tiến hành thuần nhanh trong 3 giờ và thuần chậm trong 3 ngày xuống 5‰ và thả vào ương ở độ mặn 5‰, mật độ ương là 2 con/L. Kết quả sau 20 ngày ương cho thấy các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho phát triển của tôm. Sự thay đổi độ mặn đột ngột trong quá trình thả giống không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của tôm, nhưng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ sống đạt cao nhất (98,3%) khi thả nuôi không bị sốc độ mặn ở lô đối chứng (20‰) và thấp nhất là 67,0% ở lô sốc độ mặn 20‰ xuống 10‰ và 60,7% khi thả nuôi từ độ mặn 20‰ xuống 5‰. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tôm sú bị ảnh hưởng khá lớn khi tôm bị sốc độ mặn ở ngưỡng cao (giảm độ mặn xuống đột ngột từ 10 đến 15‰), nhưng khi tăng độ mặn từ 20 - 30‰ thì không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm sú. Tôm giống được thuần nhanh và thuần chậm không ảnh hưởng đến tăng tưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi. Từ khóa: Tôm sú, Penaeus monodon, độ mặn, biofloc. Effect of Salinity Stress Shock on Growth and Survival of Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon) at the Nursery Stage in the Biofloc Technology System ABSTRACT This study was conducted to evaluate the effect of salinity stress shock on the growth and survival of .