Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ giữa phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam với Nhật Bản
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến mối quan hệ và sự hỗ trợ của các chính khách Nhật Bản đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (73) - 2013 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN TRẦN THỊ THANH NHÀN* Tóm tắt: Bài viết đề cập đến mối quan hệ và sự hỗ trợ của các chính khách Nhật Bản đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Duy Tân hội và Việt Nam Quang Phục hội đã tận dụng được thời cơ, mở rộng mối quan hệ và tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức (Đồng Văn Thư Viện, Đông Á Đồng Văn hội.) và các chính khách nước ngoài (Lương Khải Siêu, Okuma Shigenobu, Inukai Tsuyoshi.) để tiến hành nhiều hoạt động quan trọng như mở rộng tuyên truyền tư tưởng dân chủ vào Việt Nam, kêu gọi lòng yêu nước, căm thù giặc. Phan Bội Châu và Duy tân hội cũng đã tận dụng các cơ sở huấn luyện, đào tạo của Nhật để huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng, củng cố về mặt tổ chức, đưa phong trào yêu nước Việt Nam hòa nhập cùng cao trào Châu Á thức tỉnh. Phan Bội Châu và những hoạt động của Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội đã có đóng góp nhất định trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau này. Từ khóa: Phan Bội Châu, Duy Tân Hội, giải phóng dân tộc, yêu nước. 1. Mở đầu 1.1. Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản cùng những tư tưởng dân chủ tiến bộ đã được xác lập vững chắc ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Trong khi đó ở Châu Á, cho đến giữa thế kỷ XIX vẫn chưa có một cuộc cách mạng tư sản nào nổ ra. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, vẫn còn chìm trong chế độ quân chủ phong kiến và chỉ bắt đầu bừng tỉnh khi chủ nghĩa thực dân - hệ quả của chủ nghĩa tư bản thời cận đại đến “gõ cửa”. Tình hình này đặt các nước Châu Á trước hai nhiệm vụ lớn cần giải quyết ngoài những nhiệm vụ riêng của mỗi quốc gia là: bảo vệ độc 86 lập chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc; cải cách, duy tân, tự cường phát triển đất .