Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt có ảnh hưởng mạnh mẽ tới trào lưu cánh tả phương Tây; đồng thời, trường phái này còn đi tiên phong trong việc chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa thực chứng và thuyết kỹ trị. Lý thuyết phê phán chỉ ra tác động tiêu cực của khoa học - kỹ thuật và tiến hành phê phán xã hội công nghiệp phát triển Tây Âu từ giác độ triết học xã hội. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Nguyễn Chí Hiếu Lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt Nguyễn Chí Hiếu * Tóm tắt: Lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt có ảnh hưởng mạnh mẽ tới trào lưu cánh tả phương Tây; đồng thời, trường phái này còn đi tiên phong trong việc chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa thực chứng và thuyết kỹ trị. Lý thuyết phê phán chỉ ra tác động tiêu cực của khoa học - kỹ thuật và tiến hành phê phán xã hội công nghiệp phát triển Tây Âu từ giác độ triết học xã hội. Từ khóa: Trường phái Frankfurt; lý thuyết phê phán; chủ nghĩa Mác phương Tây. 1. Mở đầu Trường phái Frankfurt là một trào lưu tư tưởng lớn ở phương Tây thế kỷ XX. Các đại biểu của trường phái này đã cố gắng phát triển chủ nghĩa Mác nhằm phê phán xã hội tư sản hiện đại (Lý thuyết phê phán) và chỉ ra con đường khắc phục sự nô lệ, tha hóa của con người phương Tây hiện đại. Tư tưởng của trường phái này có ảnh hưởng rất sâu rộng ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Nó trở thành cơ sở nền tảng, cương lĩnh cho toàn bộ phong trào cánh tả ở phương Tây. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của Lý thuyết phê phán qua khảo sát tư tưởng của những đại biểu của trường phái Frankfurt và những ảnh hưởng về tư tưởng của lý thuyết này ở phương Tây. 2. Nội dung của Lý thuyết phê phán Trường phái Frankfurt bắt đầu ở nước Đức từ thời điểm Horkheimer (1895 - 1973) lên giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội trực thuộc Đại học Frankfurt [5]. Nhưng, trên thực tế, quá trình hình thành các quan điểm triết học của M.Horkheimer và các cộng tác viên gần gũi với ông như T.W.Adorno (1903 - 1969), F.Pollock (1894 - 1970), H.Marcuse (1898 - 1979) và E.Fromm (1900 - 1980) đã bắt đầu diễn ra ngay từ những năm 1920. Có thể thấy rằng, ba lĩnh vực khảo sát chủ yếu của Lý thuyết phê phán là: kinh tế với tư cách là cơ sở của xã hội; sự phát triển tâm lý của cá nhân; văn hóa [2, tr.142].(*)Trong đó, Horkheimer và các trí thức Đức khác đã cố gắng khai thác triết học Kant, Hegel, Mác và đặc biệt đã kết .