Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN MÓNG
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'chương 1 các vấn đề cơ bản về nền móng', kỹ thuật - công nghệ, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | 6 CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN MÓNG 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Khái niệm nền móng a. Nền công trình Nền công trình là chiều dày lớp đất đá nằm dưới đáy móng có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó vào bên trong nền. Một cách đơn giản có thể hiểu nền là nửa không gian phía dưới đáy móng còn một cách cụ thể thì phải hiểu nền là một không gian có giới hạn dưới đáy móng. Giới hạn này gần giống với hình bóng đèn hoặc hình trái xoan nó bắt đầu từ đáy móng và phát triển tới độ sâu Hnc từ đáy móng. Hnc gọi là chiều sâu nén chặt và được xác định từ điều kiện tính lún móng. Tại độ sâu đó ứng suất gây lún bằng 1 5 lần bằng 1 10 lần đối với đất yếu ứng suất do trọng lượng bản thân đất gây ra. Hình 1.1 Nền và móng. b. Móng công trình Móng công trình là một bộ phận kết cấu bên dưới của công trình nó liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như cột tường. Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang không có độ dốc . Mặt này được gọi là đáy móng. Khoảng cách h từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên gọi là chiều sâu chôn móng. Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu bê tông gạch đá. nên phần tiếp giáp giữa công trình và nền đất thường được mở rộng thêm phần này được gọi là móng có thể gọi là bản móng . Để tiết kiệm vật liệu người ta thường giật cấp hoặc vát góc móng. Đối với móng BTCT thường gồm các bộ phận sau 7 - Giằng móng đà kiềng Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung. - Cổ móng Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2 5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng. - Móng bản móng đài móng Thường có đáy dạng chữ nhật bị vát có độ dốc vừa phải được tính toán để có