Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài thảo luận môn: Chiến lược kinh doanh quốc tế - Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngành cà phê Việt Nam mà cụ thể là Tổng Công ty Cà phê Việt Nam một doanh nghiệp lớn của nhà nước có nhiệm vụ quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý nguồn vốn, đất canh tác và thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác là tìm kiếm thị trường nhập khẩu sản phẩm cà phê. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, bài thảo luận môn "Chiến lược kinh doanh quốc tế - Tổng công ty Cà phê Việt Nam" dưới đây. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | Tổng công ty cà phê Việt Nam đã sử dụng hình thức quảng cáo để giới thiệu sản phẩm cà phê của mình đến các thị trường nhập khẩu cà phê. Mục tiêu mà Tổng công ty muốn hướng tới trong chiến lược quảng cáo là nhằm tạo nhận thức cho các bạn hàng và thuyết phục khách hàng về thuộc tính đặc trưng của sản phẩm cà phê của Tổng công ty. Các phương tiện quảng cáo mà Tổng công ty sử dụng là báo chí, tạp chí, truyền hình. Thông điệp quảng cáo của Tổng công ty là cà phê hương vị thiên nhiên (Natural Flavor). Điều này đảm bảo yêu cầu của một thông điệp quảng cáo là ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, độc đáo. Quảng cáo trên báo chí có ưu điểm là linh hoạt, kịp thời, bao quát được thị trường, được nhiều người chấp nhận và có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, phương tiện này có nhược điểm là thời gian tồn tại ngắn, lượng tái hiện kém, ít người đọc. Quảng cáo trên tạp chí có ưu điểm là địa bàn và công chúng chọn lọc, tin cậy và uy tín, quan hệ với người đọc lâu dài tuy nhiên thời gian chờ đợi lâu. Một phương tiện quảng cáo mà Tổng công ty sử dụng nữa là quảng cáo trên truyền hình. Ưu điểm của phương tiện này là khai thác được cả âm thanh và hình ảnh, đối tượng khán giả rộng và thuộc nhiều tầng lớp, khả năng truyền thông nhanh, thu hút mạnh sự chú ý. Có thể nói phương tiện quảng cáo trên truyền hình là cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong ba phương tiện này, phương tiện quảng cáo trên truyền hình là được Tổng công ty sử dụng ít nhất do chi phí cao Tổng công ty không đủ kinh phí, do những khó khăn trong môi trường cạnh tranh, môi trường chính trị.