Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Chấn thương mắt
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Chấn thương mắt giúp học viên trình bày được phân loại chấn thương mắt, trình bày được các tổn thương trong chấn thương mắt và biết cách xử trí ban đầu chấn thương mắt. Chúc bạn học tốt. | CHẤN THƯƠNG MẮT MỤC TIÊU HỌC TẬP - Trình bày được phân loại chấn thương mắt - Trình bày được các tổn thương trong chấn thương mắt - Biết cách xử trí ban đầu các chấn thương mắt NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp là nguyên nhân thứ 3 gây mù loà sau đục thể thủy tinh và glôcôm. Tổn thương mắt do chấn thương thường phức tạp đòi hỏi một thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời mới có thể hạn chế được phần nào những hậu quả nặng nề do chấn thương gây ra. 2. HOÀN CẢNH PHÁT SINH Chấn thương mắt có thể phát sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đó thường gặp nhất là tai nạn trong sinh hoạt chiếm khoảng 70 trường hợp. Phần lớn gặp ở đối tượng trẻ em và học sinh. Chấn thương trong sinh hoạt bao gồm các tai nạn trong gia đình ở trường học trong thể thao và tai nạn giao thông. Chấn thương mắt do tai nạn lao động chiếm khoảng 25 trường hợp. Chấn thương trong sản xuất công nghiệp thường do những mảnh kim loại văng ra từ những máy móc có tốc độ vòng quay cao như máy phay máy tiện máy mài. nên hay có dị vật nội nhãn. Chấn thương trong sản xuất nông nghiệp thường rất nghiêm trọng do nhiễm khuẩn đặc biệt do trực khuẩn mủ xanh vì tác nhân gây chấn thương là lưỡi liềm lưỡi hái dây thép. thường đã nhiễm đất bẩn và phân súc vật. Chấn thương do hoả khí chỉ chiếm khoảng 5 trường hợp nhưng tổn thương thường phức tạp nhiều khi cả hai mắt nguy cơ nhiễm trùng cao và có nhiều tổn thương phối hợp toàn thân. 3. PHÂN LOẠI Hai bệnh cảnh lâm sàng - Chấn thương đụng dập mắt - Vết thương ở mắt 4. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP MẮT Tác nhân gây chấn thương thường là những vật gây kích thước lớn đầu tù như nắm đấm bóng đá bóng tennis cầu lông. Sức mạnh đụng dập gây rung chuyển và đẩy nhãn cầu về phía thành xương hốc mắt nén mạnh làm tăng nhãn áp gây đứt chân mống mắt đứt dây Zinn một phần hoặc toàn bộ. Sau đó là sức phản hồi âm tính tiếp tục gây chấn động nhãn cầu. Hình 1. Cơ chế tác động của lực đụng dập 4.1. Tổn thương mi mắt và kết mạc 4.1.1. Tụ máu mi mắt Mi mắt sưng nề và bầm .