Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai truyện ngắn "Một đám cưới" (Nam Cao) và "Vợ nhặt" (Kim Lân)

Một đám cưới gồm sáu người lủi thủi đi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... Một đám cưới vẻn vẹn có hai người bước trên con đường về xóm ngụ cư tồi tàn, trong cái cảnh tối sầm vì đói khát, giữa không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người... Hai đám cưới tựa như hai bức tranh minh họa cho cái vụ đói khủng khiếp diễn ra ở miền Bắc nước ta hồi tháng 3/ 1945. Tuy có những mảng màu sáng tối khác nhau nhưng cả hai đều được vẽ nên từ chất liệu hiện thực cuộc đời và tinh thần nhân đạo đậm nét. Nam Cao và Kim Lân đã để lại cho chúng ta hai "đám cưới" thật đặc sắc và cảm động.

Trong cuộc sống, có những sự kiện đặc thù giúp chúng ta nhìn rõ hoàn cảnh xã hội. Đám cưới là một sự kiện như vậy. Đây là cảnh tượng biểu hiện rất tập trung trạng thái nhân thế, phong hóa xã hội; là sự kiện vui nhất của một đời người. Ây vậy mà hai đám cưới ở đây được miêu tả khác hẳn. Bao trùm lên tất cả là một không khí buồn bã, ảm đạm và những giọt nước mắt. Đó là nét chung đầu tiên mà người đọc cảm nhận được qua "Một đám cưới" (Nam Cao) và "Vợ nhặt" (Kim Lân).

Nam Cao viết "Một đám cưới" năm 1944, khi mà cái đói mon men tới gần, len lách vào từng ngõ nhỏ cuộc đời những người dân lao động, vốn đã cơ cực, triền miên trong bần cùng khốn khó, nay họ lại lao đao trước vực thẳm của sự đói nghèo. Qua đám cưới của Dần, một cô bé mới 14, 15 tuổi, tác giả đã tái hiện một cách rất chân thực không khí của những ngày đói kém. Còn Kim Lân, qua câu chuyện anh cu Tràng "nhặt" được vợ cũng góp phần làm sinh động hơn vụ đói khủng khiếp ấy. Cả hai tác phẩm đều thuộc dòng văn học hiện thực, đối tượng mà Nam Cao và Kim Lân miêu tả đều là những người dân lao động lam lũ trong những làng quê nghèo khó. Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi lẽ nạn đói lan đến đâu thì người khổ nhất, đói nhất vẫn là những người dân ấy. Đặc biệt, cả hai tác giả đều nhân sự kiện "cưới chạy đói" ở nông thôn thời ấy để phản ánh hiện thực. Có lẽ chính vì vậy mà giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm càng trở nên sâu sắc. Cả hai tác phẩm đều mang cái không khí ảm đạm, buồn thảm của đói kém nhưng lại có cái ấm áp của tình yêu thương đùm bọc trong một gia đình nông dân nghèo, của sự chia sẻ, cảm thông giữa những người khốn khổ trong cơn bĩ cực. Có ngẫu nhiên chăng khi người khốn khổ trong cơn bĩ cực. Có ngẫu nhiên chăng khi người chồng của Dần (Một đám cưới) và người vợ của Tràng (Vợ nhặt) đều là những nhân vật không tên? Phải chăng đó đều là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tuy có nhiều điểm chung nhưng hai tác phẩm cũng thể hiện những nét khác biệt. Đám cưới của Dần dâu sao cũng có vẻ "sang" hơn đám cưới của Tràng. Cô bé ấy được cưới xin cẩn thận. Còn Tràng, chỉ vài câu bông đùa, mấy bát bánh đúc thế mà tự nhiên có vợ. Truyẹn ngắn của Kim Lân hấp dẫn người đọc có lẽ cũng bởi tình huống truyện độc đáo ấy. Nhưng người đọc đều nhận thấy cả hai kiểu "nên vợ nên chồng" ấy đều toát lên cái nghèo khó, thảm hại. Đám cưới của Dần, đầy đủ hơn nhưng vẫn phô bày nguyên trạng một đám cưới chạy đói. "Chú rể xách một chẽ cau chừng một chục quả, bà mẹ khoác cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai.. Dần mặc những áo vắi' ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch va cũng vá nhiễu chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách". Còn vợ Tràng "cắp cái thúng con đầu hơi cúi xuống", cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt". Một đám cưới đi trong đêm sương lạnh, một đám cưới về trong chiều tàn u uất, ảm đạm. Dù là ngòi bút của Nam Cao hay Kim Lân cũng có những đoạn văn ám ảnh về cái đói lan tràn. "Dưới những gốc đa, góc gạo xù xì bóng người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạb ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết". Khung cảnh ấy khiến ta không thể không liên tưởng đến ý nghĩ lễ rước dâu của Tràng đang diễn ra bên cạnh những bóng ma đói vật vờ. Cái đói đang gặm nhấm những con người ở xóm ngụ cư tồi tàn. Những cuộc đời mỏi mòn đang sống dật dờ bên lề số phận như một quá trình chết mòn. Họ đợi chờ một cái chết dần dần như ngọn lửa ăn từ từ vào thân nến. Nam Cao cứ nhẩn nha miêu tả cái đói. "Cuộc sống mỗi ngày một khó thêm. Gạo kém, thóc cao. Ngô, khoai cũng khó chuốc được mà ăn. Thậm chí đến hạt muối cũng sinh ra hiếm nốt..". Đằng sau những lời văn tưởng như sắc lạnh ấy là một tâm hồn tràn ngập lòng thương cảm của tác giả. Bữa cơm cưới của Dần diễn ra âm thầm, trong một không khí nặng nề, buồn bã. "Ba bố con lặng lẽ ăn. Người cha ăn vài lượt cơm, rồi buông bát đũa.. Thằng lớn và cơm phùng mồm ra bị nghẹn mấy lần". Bữa cơm của gia đình Tràng diễn ra còn thảm hại hơn nhiều. "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và đĩa muối ăn với cháo". Món "chè khoán" của bà cụ Tứ khiến cho cảm giác buồn tủi, cay đắng trong gia đình tăng thêm "miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong, tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người". Dần đi lấy chồng và có lẽ cô bé hiểu được vì sao phải làm thế. Tràng có vợ mà vẫn chưa hết ngạc nhiên. Hai bà mẹ trong hai tác phẩm thì hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng Dần nhanh nhảu, khéo ăn khéo nói, với suy nghĩ phải khôn ngoan làm sao cho được việc. "Tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến đọ vài lần... công việc của bà, mười phần đã xong đến chín phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả". Ngược lại, bà cụ Tứ sau cái giây phút ngỡ ngàng thì tràn ngập tình thương đối với đôi vợ chồng mới. Bà không mau mồm mau miệng, bà rất kiệm lời nhưng người đọc lại dành cho bà một tình cảm lớn. Đọc "Một đám cưới", người đọc lại bắt gặp những giọt nước mắt. Từ hình ảnh Dần "khóc hu hu" khi về thăm nhà, "khóc đến quá nửa đêm" khi biết phải đi lấy chồng đến khi "khóc nấc lên" lúc phải xa cha. Trong tác phẩm còn có những giọt nước mắt thổn thức rơi trong lòng người bố. "Vợ nhặt" có xen cả những tiếng cười. Ngoài dòng nước mắt thương con, tủi phận của bà cụ Tứ, tiếng hờ khóc tỉ tê, câu chuyện dường như tươi sáng hơn nhờ những tiếng cười. Đó là tiếng "reo cười" của bọn trẻ con, "cười hềnh hệch" của Tràng, nhưng cũng đủ làm "cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một lúc". Chi tiết này làm chúng ta nhớ đến cái xôn xao của phố huyện mỗi lần chuyên tàu đêm chạy qua trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Tiếng cười "rung rúc" của người dân xóm chợ, tiếng "cười khanh khách" của Tràng, cái cười "đon đả" của mẹ Tràng... Tất cả những chi tiết Kim Lân miêu tả tiếng cười trong truyện làm cho không khí của "Vợ nhặt" đỡ u ám hơn "Một đám cưới". Chính điều này cũng làm cho chủ đề hai tác phẩm có những nét khác biệt. Đọc "Một đám cưới" của Nam Cao, bên cạnh bức tranh hiện thực xám xịt là một tấm lòng trong trẻo, hiếu thảo của Dần. Mới 14, 15 tuổi, cô bé ấy đã quán xuyến, xếp đặt công việc nhà cửa rất chu đáo. Ta như được gặp lại cô bé Liên đảm đang, chịu khó (Hai đứa trẻ). Không chỉ có thế, qua each nói chuyện với bố, ta còn nhận thấy một tâm hồn nhạy cảm, một nếp suy nghĩ "già" hơn tuổi của nó rất nhiều. Phải chăng cũng như Liên, Dần là một trái cây chín sớm bởi nắng gió cuộc đời. Yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, Dần đi ở từ năm mười hai. Chi tiết ấy còn gợi lại cho chúng ta hình ảnh cái Tí (Tắt đèn) lúc bị bán cho nhà Nghị Quế. Cũng vì thương cha và các em, Dần đi lấy chông. Dân được Nam,Cao miêu tả khóc nhiều lần, nhưng có lẽ chỉ một lần Dân khóc cho mình. Ay là khi cô bé "khóc hu hu" đòi ở nhà chịu khổ chứ không ở cho nhà bà Chánh nữa, khi ấy Dần mới mười hai tuổi. Cho đến tận lúc ta nghe thấy tiếng nức nở cuối cùng của Dần "Thầy đừng... đi... lên rừng", ta chợt hiểu thêm tấm lòng của cô bé ấy. Tất cả những lần khóc sau nàỵ, cô cũng chỉ nghĩ đến thương cha, thương em mà thôi. Nam Cao đã khắc họa rất thành công vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giản dị, đức hi sinh thâm lặng, cao đẹp của cô bé. "Vợ nhặt" của Kim Lân mang một chủ đề khác. Cũng trên cái nền hiện thực xanh xám, lởn vởn những bóng ma, giữa bầu không khí tưởng như ngạt thở ấy là một khát vọng vươn lên sống, khát khao hạnh phúc, vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Ta cũng nhận thấy bầu không khí của chuyện khi chùng khi giãn, xen kẽ buồn vui. Giữa cái đói đang giằng xé, những người dân xóm chợ vẫn có giây phút "khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ". Thì ra họ vẫn còn yêu cuộc đời lắm. Có yêu cuộc đời họ mới "bàn tán" trước cảnh Tràng đi với cô "vợ nhặt". Họ vẫn còn quan tâm đến cuộc sống của người khác dù sau tiếng cười vui, hiẹn thực lại xuất hiện trong mắt họ "Biết có nuôi nhau sống qua được cái thì này không?" Và họ nín lặng. Nhưng ta tin vào khát vọng sống của họ biết bao. Trong gia đình Tràng cũng có những lúc không khí "co giãn" như thế. Sau cái buổi tối kết thúc bằng tiếng hờ khóc ngoài xóm vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ, thì sáng hôm sau Tràng tiếp xúc với bầu không khí khác hẳn. Trước mắt anh ta là một "cảnh tượng thật đơn giản, bình thường" mà "lại rất thấm thìa cảm động" để rồi bông nhiên nhen nhóm trong Tràng tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình. Giữa cái nạn đói - cái nạn đói mà lịch sử nước ta co lẽ chẳng thể nào quên ấy - có được những tia sáng của hi vọng và niềm tin vào cuộc đời như vậy thật đáng trân trọng. Trước cách mạng, Nam Cao chưa có cái nhìn tươi sáng như thế. Kết thúc của câu truyện "Một đám cưới" để lại cho người đọc những dòng suy nghĩ không dứt, những câu hỏi xung quanh cái kết mà như mở ấy. Rồi Dần sẽ sống ra sao? Bố Dần có lẽ vẫn quyết định lên rừng một chuyến? Số phận của những đứa em Dần liệu có sang sủa lên không? Kim Lân thì khác. Cái kết của "Vợ nhặt" để lại một niềm tin rằng Tràng rồi cũng sẽ tham gia vào đoàn người phá kho thóc Nhật. "Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đội và lá cờ đỏ bay phấp phới...". Hình ảnh lá cờ đo trong đầu Tràng tựa như một nguồn sáng tỏa ấm, phá vỡ cái bầu không khí thảm đạm, tưởng như bế tắc của cuộc sống. Đến một người như Tràng - một người tưởng như chả suy ngẫm gì nhiều - mà còn có được suy nghĩ như thế thì chắc chắn những người dân xóm chợ cũng ý thức được điều đó.

Cả Nam Cao và Kim Lân đều có chung một kiểu kết cấu truyện. Mở đầu là không gian của hiện tại và xen giữa hiện tại là các khoảng hồi tưởng về quá khứ rồi kết thúc ở hiện tại. Điều này rất thường gặp ở những truyện ngắn của Nam Cao. Mặc dù "Một đám cưới" mở ra lúc trời chưa sáng "còn tối om" hay "Vợ nhặt" bắt đầu vào chập tối "lúc chạng vạng mặt người" thì hai khoảnh khắc ấy dường như rất gần nhau. Cái thê thảm, nhợt nhạt của cuộc sống đói quay đói quắt càng được nổi rõ qua màu thời gian nhờ nhờ, tôi tối ấy. Tuy nhiên, Nam Cao khép câu chuyện lại trong một không gian tối, còn Kim Lân kết thúc ở khoảng sáng của một ngày mới. Tính về thời gian, hai chuyện diễn ra trong hai khoảng thời gian gần như bằng nhau. Tuy nhiên chính cách chọn thời điểm để mở và kết truyện cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Thế là đã có hai đôi "nên vợ nên chồng". Một người vì thương cha, thương em mà lấy chồng. Một người vì thương thân, vì miếng ăn mà cũng liều nhắm mắt sàng ngang. Cả hai đám cưới đều là để chạy đói, để duy trì sự sống. Chọn sự kiện này, Nam Cao và Kim Lân đã phản ánh rất chân thực về cái đói, về cuộc sống khốn khó của những người dân. Tuy nhiên nếu chỉ xét ở khía cạnh ấy thì thật khập khiễng. Có lẽ cái cốt yếu chung nhất của hai tác phẩm là cái gốc nhân đạo cao cả và sâu sắc của các tác giả. Cuộc đời của Dần coi như đã định sẵn nhưng còn lại trong ấn tượng của người đọc không phải là một đám cưới buồn lặng, sầu tủi. Ân tượng in đậm nhất vẫn là tấm lòng hiếu thảo của một cô bé thông minh, chịu khó. Người con gái không tên kia dẫu có vì miếng ăn mà lấy chồng thì ta cũng không trách thị. Bởi còn lại trong ta không phải là sự u ám, xác xơ, heo hút, điêu tàn của xóm ngụ cư mà là không khí đầm ấm, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt là khát vọng sống mãnh liệt vươn lên trong mỗi người dân lao động nơi đây. Dù có những nét tương đồng và khác biệt, dù là cách diễn đạt này hay diễn đạt kia thì Nam Cao và Kim Lân vẫn xuất phát từ một điểm chung: nhân đạo. Chẳng phải thế sao? Ca ngợi, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở con người cũng là nhân đạo. Phản ánh hiện thực cũng bắt nguồn từ nhân đạo. Nói lên khát vọng, mơ ước cao đẹp của con người là gì nếu không phải từ lòng nhân đạo? Chính vì thế, nhìn từ góc độ này ta thấy nó giống nhau, nhìn từ góc độ kia ta lại thấy hoàn toàn khác. Cái chung là từ những cái riêng. Riêng và chung, tương đồng và khác biệt nhiều khi là một. Cho nên, không đúng và cũng thật khó khăn nếu có ai đó định tìm sự hơn hẳn của tác phẩm này với tác phẩm kia. Chúng ta cần phải công nhận rằng đó là hai bức tranh rất độc đáo, đặc sắc và tiêu biểu cho nền văn học hiện thực lúc bấy giờ.

Đọc "Một đám cưới" của Nam Cao và "Vợ nhặt" của Kim Lân tôi chợt nhớ đến một câu nói của Lỗ Tấn trong tác phẩm Cố hương: "Trên thế giới này vốn làm gì có đường mòn. Người ta đi mãi thì thành đường thôi...". Quả đúng như thế. Nam Cao và Kim Lân cũng đều đi trên một con đường mà thôi - con đường được xây nên bằng mối quan hệ hiện thực và nhân đạo. Chỉ có điều mỗi nhà văn có cách đi riêng của mình và họ đã bước những bước chân không trùng nhau.

BÀI CÙNG NHÓM